Thứ Bảy, 2 tháng 10, 2021

BÁO CÁO TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC NỮ CÔNG NĂM HỌC 2020-2021

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
                                                    Tiên An, ngày 2 tháng 10 năm 2021
BÁO CÁO
TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC NỮ CÔNG
NĂM HỌC 2020-2021

I. Đặc điểm tình hình đội ngũ
- Tổng số nữ CBGV, NV: 12

- Tổng số Đảng viên nữ: 4

1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi của Công đoàn các cấp, chính quyền để tổ chức các hoạt động trong nữ CNVC và LĐ.
- Tập thể nữ chấp hành tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, yên tâm công tác, luôn có ý thức đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, tham gia nhiệt tình các hoạt động.
2. Khó khăn:
Trưởng Ban nữ công kinh nghiệm còn hạn chế vì vậy ảnh hưởng đến việc chỉ đạo các hoạt động nữ công, do đó hình thức tổ chức các hoạt động chưa phong phú.
II. Kết quả hoạt động của Ban nữ công trong năm học 2020-2021

Ngay từ đầu năm Ban nữ công đã phối kết hợp cùng với BCH công đoàn xây dựng
nội dung, chương trình, kế hoạch hoạt động và triển khai tới toàn thể nữ CBGV-NV trong nhà trường và đã đạt được kết quả.
1. Chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của nữ CBGV – NVtrong nhà trường.
Giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách, những quy định liên quan đến lao
động nữ và trẻ em như chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiền lương… được chi trả đúng, đủ và kịp thời. Không có đơn thư khiếu nại tố cáo.
- Phối hợp với y tế trường học có kế hoạch chăm sóc sức khoẻ cho nữ ĐV. Thường
xuyên quan tâm đến những chị em tích cực trong công tác, hoàn thành nhiệm vụ năm học.

- Kết quả cụ thể: Hỗ trợ thăm hỏi kịp thời đoàn viên gặp khó khăn cụ thể hỗ trợ gia đình cô Nguyễn Thị Diễm bị thiệt hại do cơn bão số 9 năm 2020 với số tiền 500.000đ

- Kiểm tra chế độ chi trả lương cho cán bộ GVNV hàng tháng đúng, đủ, kịp thời.
- Việc giám sát thực hiện chế độ chính sách đối với nữ cán bộ, giáo viên, nhân viên
- Các hoạt động thăm hỏi, giúp đỡ đoàn viên nữ được thực hiện thường xuyên theo quy chế thăm hỏi của Công Đoàn.
2. Vận động nữ CNVCLĐ tham gia các hoạt động xã hội và các phong trào thi đua do Công đoàn phát động như tham gia đánh bóng chuyền, hiến máu tình nguyện.
- Giáo dục truyền thống, phẩm chất phụ nữ Việt Nam, vận động nữ cán bộ công đoàn, lao động nữ rèn luyện theo tiêu chí của phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh
CNH-HĐH đất nước.
- Thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình.
- Động viên gia đình cán bộ, công chức, viên chức nuôi con khỏe dạy con ngoan.
- Vận động nữ cán bộ, giáo viên học tập nâng cao trình độ đạt chuẩn và vượt
chuẩn. Có 10/12 nữ có trình độ đại học. 5/ 12 nữ có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp. 100% nữ tham gia vào quá trình đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, áp dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng giảng dạy.
3. Tổ chức các hoạt động nhân các ngày lễ kỷ niệm
- Ban nữ công kết hợp với BCH công đoàn trường đã tổ chức hoạt động dã ngoại  nhân kỷ niệm Ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10); ngày Quốc tế phụ nữ 8/3.
4. Phong trào thi đua "Giỏi việc trường, đảm việc nhà"
Ngay từ đầu năm đã được công đoàn phát động, triển khai 100% các ĐV nữ đã tham gia đăng kí thi đua và đạt danh hiệu "GVT-ĐVN".
- Tổ chức tốt phong trào thi đua “ Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây
dựng gia đình hạnh phúc”,cuộc vân động “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo
đức, tự học và sáng tạo”, Xây dựng gia đình nhà giáo văn hóa.
+ 100% chị em đăng ký danh hiệu GVT- ĐVN
+ Số chị em đạt danh hiệu GVG cấp trường: 12, TL 100%
+ Số chị em đạt danh hiệu GVG cấp huyện: 01 (Cô Nguyễn Thị Lan Hương)
+ Số nữ đoàn viên có đủ điều kiện, bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý là: 3 ĐV
5. Công tác dân số, gia đình, trẻ em và chăm sóc sức khỏe sinh sản
- Hình thức tuyên truyền: Thông qua các buổi tọa đàm, truy cập qua mạng intenet,…
- Đơn vị không có người sinh con thứ ba.
- Các hoạt động vì trẻ em:
+ Tổ chức tốt các hoạt động từ thiện trong trường và ở các gia đình chị em tham gia đầy đủ.
+ Động viên, khen thưởng kịp thời cho con cán bộ, giáo viên, nhân viên nữ có thành tích cao trong học tập nhân ngày 1/6.
6. Hoạt động xã hội
- Số gia đình nữ CB- NG đăng ký đạt gia đình văn hóa: 12/12
- 100% CNVCLĐ tích cực tham gia quyên góp, hỗ trợ các loại quỹ do các cấp phát
động như “mái ấm Công đoàn”, Quỹ trợ tang” do Công đoàn cấp trên phát động.
- Tham gia sinh hoạt đầy đủ tổ hội phụ nữ tại địa phương.

III. Đề xuất: Hỗ trợ kinh phí cho ĐV nữ được khám sức khoẻ định kỳ.
                                                                                     TRƯỞNG BAN NỮ CÔNG

 

                                                                                        Đoàn Thị Nhung


Thứ Ba, 29 tháng 12, 2020

NHÂN VẬT ÔNG SÁU

 a) Hoàn cảnh của nhân vật: Ông Sáu là một nông dân Nam Bộ, tham gia kháng chiến từ năm 1946, khi con gái chưa được một tuổi, lúc con chạc tám tuổi mới được về thăm quê ba ngày.

b) Tình yêu dành cho con của ông Sáu:

- Trong những ngày ông về thăm quê:

+ Hành động thể hiện sự nôn nóng mong gặp con: nhảy lên bờ, bước vội, kêu to gọi con.

+ Sững sờ, bàng hoàng khi con bỏ chạy: mặt sầm lại, hai tay buông xuống.

⇒ông Sáu đang xúc động thì phải nhận sự sợ hãi, xa lánh của bé Thu, tâm trạng từ trông chờ, vui sướng trở thành bàng hoàng, đau đớn.

+ Thời gian ở bên con: ông Sáu chỉ ở nhà với con, chờ con gọi một tiếng “ba”. Mọi sự cố gắng của ông từ giả vờ không nghe con gọi khi nó nói trỏng, không giúp con chắt nước cơm, gắp thức ăn cho con là một sự nỗ lực đau đớn của người cha khi con gái không nhận mình. Cảm xúc đau đớn dồn nén đến tức giận, ông đánh con.

+ Cảnh chia li: ánh mắt của ông trìu mến lẫn buồn rầu, bất lực nhìn con gái. Khi con gái nhận và ôm chặt lấy mình, ông Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con.

⇒ tình phụ tử đã vượt qua sự ngăn cách của thời gian, của chiến tranh. Ông Sáu đã nhận được sự công nhận và yêu thương của bé Thu.

- Trong những ngày ông ở căn cứ:

+ Ông nhớ con, ân hận vì đã đánh con.

+ Tìm bằng được mảnh ngà voi để làm lược tặng con.

+ Ngày ngày tỉ mỉ ngồi làm chiếc lược ngà. Lúc nhớ con, ông nhìn ngắm và cài lược lên tóc.

+ Ông đã hi sinh khi chưa kịp tặng cho con gái chiếc lược ngà. Trong giờ phút cuối cùng, ông vẫn chỉ nhớ đến con, đưa tay vào túi, móc cây lược đưa cho đồng đội.

⇒ Chiếc lược ngà là vật chứa đựng biết bao yêu thương, nhung nhớ của ông Sáu dành cho con gái. Đó là một tín vật của tình phụ tử. Đó cũng là một lời hứa với con gái của ông. Dù ông không thể trở về, nhưng chiếc lược minh chứng cho tình yêu của ông dành cho con vẫn còn đó.

c, Nhận xét về nghệ thuật:

- Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng những tình huống truyện bất ngờ, hấp dẫn mà vẫn tự nhiên, hợp lí.

- Tác giả lựa chọn ngôi kể thứ nhất nhưng đặt vào nhân vật bác Ba – người đồng đội của ông Sáu. Vì thế câu chuyện được tái hiện một cách chân thực, khách quan hơn.

- Tác giả miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc.

- Ngôn ngữ đậm chất địa phương Nam Bộ, mộc mạc, tình cảm.

III. Kết bài

- Đưa ra kết luận về tác phẩm: một trong những truyện ngắn tiêu biểu sáng tác trong thời kì kháng chiến, ca ngợi tình cảm gia đình, tình đồng chí, niềm tin và khát vọng hòa bình.

- Kết luận về nhân vật:

+ Là điển hình cho tính cách con người Nam Bộ: chất phác, sẵn sàng hi sinh vì độc lập tự do của dân tộc.

+ Tình yêu của ông Sáu dành cho con: cao cả, sâu đậm, không thể dập tắt

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2020

TỨC NƯỚC VỠ BỜ-NGÔ TẤT TỐ

 TỨC NƯỚC VỠ BỜ-NGÔ TẤT TỐ

                                               TÓM TẮT TỨC NƯỚC VỠ BỜ

Gia đình chị Dậu đã dứt ruột bán con mà chưa đủ tiền nộp sưu. Anh Dậu đang ốm cũng bị bọn tay sai lôi ra đình, đánh cho dở sống dở chết. Được bà hàng xóm cho bát gạo, chị Dậu vừa nấu xong nồi cháo thì cai lệ và người nhà lí trưởng ập đến. Mặc dầu chị Dậu hết lời van xin, cai lệ vẫn toan hành hạ anh Dậu. Chị Dậu xông vào đỡ tay, bị cai lệ đánh, và chị đã túm cổ đẩy tên này ngã chổng quèo. Người nhà lí trưởng sấn sổ giơ gậy định đánh thì bị chị Dậu túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm.

 "Tắt đèn" là cuốn tiểu thuyết vô cùng chân thực của nhà văn Ngô Tất Tố viết về số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám. Tác phẩm đã khắc họa thành công nhân vật Chị Dậu - một người phụ nữ thương chồng, thương con, đảm đang, tháo vát nhưng lại chật vật, khốn đốn vì nạn sưu thuế. 
        Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" nằm trong chương trình Ngữ văn 8 là một đoạn trích thành công trong việc lột tả bộ mặt tàn ác của giai cấp quan lại, cường hào ác bá phong kiến. Đồng thời tô đậm vẻ đẹp của người phụ nữ nông dân trong tình thế "ngàn cân treo sợi tóc". 
        Tư liệu Ngữ văn THCS xin giới thiệu tới thầy cô và các em bài phân tích đoạn trích "Tức nước vỡ bờ". Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho thầy cô và các em trong quá trình học tập Ngữ văn 8.
I. Tìm hiểu chung

 Ngô Tất Tố (1893 – 1954), quê : Bắc Ninh.
- Là cây bút xuất sắc trong dòng văn học hiện thực 30 – 45
- Là người có kiến thức uyên bác nên ông viết văn giỏi, dịch thuật tài, viết báo mang tính chất chiến đấu cao.
- Là nhà văn của nông dân, chuyên viết về nông thôn và phụ nữ
2. Tác phẩm
Tắt đèn” (1939) là một bức tranh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam trước cách mạng, đồng thời là bản án đanh thép đối với xã hội phong kiến thực dân tàn bạo ăn thịt người. Bên cạnh đó tác phẩm còn có giá trị nhân đạo với việc xây dựng thành công nhân vật chị Dậu - một hình tượng chân thực đẹp đẽ về người phụ nữ nông thôn với những phẩm chất tốt đẹp, cần cù, tần tảo, giàu long thương người, dũng cảm chống lại bọn cường hào áp bức.
- “Tức nước vở bờ” trích từ chương 18 của tác phẩm => được đánh giá là một trong những đoạn trích tiêu biểu cho chủ đề của tác phẩm. Tư tưởng chính: có áp bức, có đấu tranh.
- Bố cục: 2 phần
- Từ đầu… ngon miệng hay không => Cảnh buổi sáng ở nhà chị Dậu.
- Đoạn còn lại => Cuộc đối mặt với bọn cai lệ - người nhà Lý trưởng và sự phản kháng của chị Dậu.
II. Đọc – hiểu văn bản
  1. Tình thế của gia đình chị Dậu
- Hoàn cảnh :
   + Sưu thuế căng thẳng => chưa có tiền nộp
   + Bán con + khoai + chó => cứu chồng, lại có thêm khoản tiền mới phải nộp.
   + Chồng ốm thập tử nhất sinh => nguy cơ bị bắt
   + Hàng xóm cho gạo để nấu cháo
=> Tình thế nguy cấp, tìm mọi cách để bảo vệ chồng.
- Cử chỉ :       
   + Múc cháo la liệt => quạt cho nguội.
   + Rón rén : “Thầy em…xót ruột”.
   + Chờ xem chồng ăn có ngon không
=> Là phụ nữ đảm đang, hết lòng thương chồng con, dịu dàng, tình cảm.
- Cực kì nghèo khổ, cuộc sống không có lối thoát, giàu tình cảm, sức chịu đựng dẻo dai.
* Nghệ thuật tương phản
- Hình ảnh tần tảo, dịu hiền, tình cảm gia đình làng xóm ân cần, ấm ấp đối lập không khí căng thẳng đe doạ của tiếng trống, tù và, thúc thuế ở đầu làng.
Tác giả đã làm nổi bật tình cảnh khốn quẫn của người dân nghèo dưới ách áp bức bóc lột của chế độ phong kiến tàn nhẫn. Trong hoàn cảnh khốn cùng ấy, chị Dậu – Đại diện cho hình ảnh người nông dân, người phụ nữ Việt Nam vẫn hiện lên thật đẹp, đầy dịu dàng, yêu thương, tần tảo, lam lũ.
à Cảnh buổi sang ở nhà chị Dậu được coi như thế “tức nước đầu tiên” được tác giả xây dựng và dồn tụ. Qua đó đã thấy chị Dậu yêu thương, lo lắng cho chồng mình như thế nào. Chính tình thương yêu này sẽ quuyết định phần lớn thái độ và hành động của chị ở đoạn tiếp theo.
2Chị Dậu đương đầu với cai lệ và người nhà Lý trưởng
a. Cai lệ hống hách
 Cai lệ: viên cai chỉ huy một tốp lính lệ à là tên tay sai của giai cấp phong kiến. Với dân, hắn cũng nghiễm nhiên coi mình là giai cấp trên, thống trị.
- Nghề :
   + Đánh trói người với một sự thành thạo và say mê
   + Đánh, bắt những người thiếu thuế
   + Bắt, trói anh Dậu theo lệnh quan
- Hắn sẵn sàng gây tội ác mà không chùn  tay, vì hắn đại diện nhân danh phép nước để hoạt động.
=> Là hiện thân của chế độ phong kiến đương thời.
- Hình ảnh cai lệ trong văn bản hiện lên thật sống động, rõ nét:
+ Ngôn ngữ : Quát, hét, chửi, mắng
+ Cử chỉ, hành động : Sầm sập tiến vào, trợn mắt, giật phắt, tát, đanh, sấn đến, nhảy vào
+ Thái độ :
   0  Bỏ ngoài tai lời van xin
   0 Không mảy may động lòng
   0 Bắt trói anh Dậu (dù đau ốm)
=> Hống hách, thô bạo, không còn tính người
=> Một xã hội bất công, không còn nhân tính, có thể gieo hoạ xuống người dân lương thiện bất cứ lúc nào, một xã hội tồn tại trên cơ sở của lý lẽ hành động bạo ngược.
b, Chị Dậu và sức mạnh phản kháng tiềm tàng
 Giai cấp bị trị
- Ban đầu, chị xưng hô cháu – ông: nhẫn nhục, nhún nhường à tự xem mình là con sâu cái kiến, nghèo khổ, mong gợi lại được chút thương cảm từ ông cai.
- Khi cai lệ chạy đến chỗ anh Dậu, chị vội vàng ngăn cản, vẫn cố van xin, mong có được sự thương hại, đồng cảm. Lời nói hết sức mềm mỏng: xin ông, van ông.
- Khi cai lệ đánh chị Dậu và sấn lại chỗ anh Dậu, chị tức giận cự lại. Cách xưng hô: ông  - tôi cùng lời nói: ông không được phép hành hạ à cứng rắn, ngang hàng.
- Khi cai lệ tát chị và nhảy vào chỗ anh Dậu, sự tức giận của chị đã lên đến cực điểm, chị thách thức: mày, bà.
=> Kết hợp chi tiết điển hình về cử chỉ, lời nói, hành động, kết hợp tự sự + miêu tả + biểu cảm, phép tương phản : tính cách chị Dậu đối lập tính cách cai lệ.
=> Tạo được nhân vật chị Dậu chân thực, sinh động.
- Cai lệ, người nhà Lý trưởng với vũ khí đầy mình nhanh chóng bị thất bại thảm hại trước người đàn bà lực điền - người mẹ con mọn đã mang lại sự hả hê cho người đọc sau bao đau thương, tủi cực mà gia đình chị phải gánh chịu. Bộc lộ bản chất của kẻ bị trị : chỉ quen bắt nạt, đe doạ, áp bức người nhút nhát, cam chịu, còn thực lực yếu ớt, hèn kém.
- Vì :
    + Sức mạnh của lòng căm hờn, mà cái gốc là lòng yêu thương (sức mạnh của lòng yêu thương) – yêu chồng hơn cả bản thân mình - bản chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
    + Chứng minh quy luật của xã hội : Có áp bức, có đấu tranh, con giun xéo lắm cũng quằn, tức nước thì vỡ bờ.
   * Chị Dậu : Mộc mạc, hiện dịu, giàu tình yêu thương, biết nhẫn nhục chịu đựng, có một sức sống mạnh mẽ, tiềm tàng, tinh thần phản kháng áp bức mãnh liệt, khi bị đẩy tới đường cùng, chị đã vùng dậy chống trả quyết liệt, thể hiện một thái độ bất khuất.
Câu nói “Thà… chịu được” => chị không chịu sống cúi đầu, mặc cho kẻ khác chà đạp. Hành động tuy chỉ là bộc phát, căn bản chưa giải quyết được gì => bế tắc nhưng chị Dậu đã trở thành một trong những điển hình văn học, đẹp, khoẻ, hiếm hoi trong văn học Việt Nam trước cách mạng tháng 8 mà tác giả đã xây dựng bằng tấm lòng đồng cảm với người dân nghèo.
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Bộ mặt tàn ác bất nhân của xã hội thực dân nửa phong kiến.
- Thấu hiểu, cảm thông sâu sắc với tình cảnh, sự bế tắc của người nông dân.
- Vẻ đẹp của người nông dân: tình thương yêu, sự phản kháng mạnh mẽ của con người vốn hiền lành, chất phác.
2. Nghệ thuật
- Tình huống kịch tính
- Kể chuyện, miêu tả chân thực, sinh động qua ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, tâm lí..



Thứ Năm, 4 tháng 6, 2020

Học cách vô tâm

Đàn ông vô tâm đôi kɦi là vì họ không thèm để ý đến những chuyện kɦông đáng bận tâm. Chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không, đó là bản chất “vô tâm” hay ɦo nhất ở đàn ông.
St

Thứ Năm, 28 tháng 5, 2020

Nắng tháng 5

Biết tháng 5 nắng thế
Để dành chút mưa ngâu
Rải lên con đường cũ
Dấu chân khỏi bạc màu
ĐN