Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

KHÔNG ĐỀ

Không lạy trời hanh hao dẫu đời đang rét buốt
Tháng hai còn vương mãi hạt mưa thơm
Mưa có nhớ có về thăm xứ núi
Có về thăm hoa rời rợt bên thềm...?












HBT


Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

TÌM


Nhớ cái kính ni.... 
Nhớ cái ngày mất cái kính nữa...
Biết tìm đâu bây giờ...?




                                                 HBT

Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016

NHẬT KÝ CHO CON

Đêm 26/02/2016
Con trai ơi! Cách đây tròn trịa 20 năm vào cái đêm này, con đã khủng bố mẹ một cách "dã man"  Nhưng mẹ cố chịu đựng trong hạnh phúc, bởi mẹ nghĩ sẽ có một công chúa sắp ra đời-không chỉ lúc đó mà mẹ đã khát khao từ thuở trước. Chắc tại cái tư tưởng hẹp hòi của nhân gian - chỉ có con gái mới gần gũi, mới thương yêu, mới sâu sắc, mới quan tâm... đến mẹ nhiều hơn. nên từ nhỏ mẹ đã hóa trang con theo kiểu của một công chúa mà mẹ đã từng mơ...may những chiếc váy điệu đà mặc cho con bởi ngày đó mẹ làm thợ may sẵn có bao nhiêu là vải thừa đủ màu sắc nữa, chao ôi lại còn chừa tóc dài cho con nữa chứ. Nhưng nhìn con phúng phính cũng thật đáng yêu mà...
Rồi từng ngày con lớn lên trong niềm vui của gia đình, mới lên ba con đã biết lấy tay mình che mũi cho mẹ khi con "xì" hơi thúi hjhj. Giấy khen Giải nhất viết chữ đẹp từ khi lớp một vẫn còn (nhưng giờ thì viết chữ xấu quá nghe), dù cho lớp mẫu giáo không chịu viết bài cứ lén cô giáo bẻ mũi bút chì để ngồi chơi khỏi viết. Thời tiểu học có lúc cô giáo bắt chép phạt con lại dối nội xin tiền thuê bạn viết cho mình rồi lại giải thích biện minh để có thời gian con làm toán chứ. Rồi có lần trốn mẹ tự làm một con roobot biết đi từ đống đồ phế liệu...
 Lớn lên một chút con lại thường xuyên được nghe những lời giáo huấn cũ mèn của mẹ. Có lần con làm mẹ ngỡ ngàng trước câu nói phản hồi của con "Mẹ đừng hỏi vì sao nghèo mà học giỏi mà mẹ nên hỏi vì sao học giỏi mà vẫn nghèo". Kể từ đó mẹ đã thay đổi suy nghĩ... con không còn một đứa trẻ mà mẹ bắt mặc váy nữa rồi, Cu Em đã thực sự lớn rồi phải không?
  Mẹ vui với tấm thiệp Chúc mừng 20/11 tự tay con làm, đạt giải thưởng  thời Trung học nhân ngày nhà giáo Việt Nam-mang về tặng mẹ. Hay con đã biết mua những thứ đơn sơ mà mẹ thích từ xứ người về làm quà cho mẹ. Chắc gì con gái có được. Mẹ sai rồi phải không?

    Giải thưởng Nhiếp ảnh chào xuân 2016, đơn giản chỉ là một sân chơi giải trí nhưng mẹ vui vì đó là một món quà đẹp đầu tiên cho tuổi 20. 
  Ngày 27/2 (Ngày Thầy thuốc Việt Nam), cũng là ngày sinh nhật con, nhớ con, mẹ lục lại những kí ức về con để hong phơi dù những ngày này quê mình thiếu nắng.
Tuổi 20 rồi, chỉ mong rằng con đừng bỏ sót một điều gì đằng sau tiếng "Dạ" nghe con!! 
CẢ NHÀ MÌNH CHÚC CON SINH NHẬT THẬTVUI!
ĐÔNG KHA CỦA MẸ!

Thứ Ba, 23 tháng 2, 2016

7 ĐIỀU TUY PHŨ NHƯNG LẠI LÀ SỰ THẬT...


1. Tiền thì mua được đồ ăn. Nhưng tiền lại không mua được tình yêu. Trớ trêu thay, tình yêu lại là thứ không ăn được!
2. Ngay cả khi bạn nỗ lực nhất, sẽ vẫn luôn có những người khác nỗ lực hơn cả thế. Sự nỗ lực không bao giờ là đủ, là nhiều, thế nên đừng bao giờ ngừng cố gắng trong bất cứ chuyện gì. Tôi không nói bạn nỗ lực rồi sẽ thành công, nhưng muốn thành công bạn bắt buộc phải nỗ lực.

3. Đừng nói rằng ai đó may mắn khi họ thành công khi bạn không hề biết câu chuyện của họ.
4. Càng lớn lên lại càng thấy mình nhỏ bé. Càng lớn lên, những ước mơ lại càng nhỏ lại. Khi còn là một đứa trẻ, có phải bạn đã từng ước mơ lớn lên sẽ làm siêu nhân, làm phi hành gia, làm tổng thống đúng không? Còn bây giờ, khi đã lớn lên thực sự, đôi khi chỉ còn mong mỏi sao mình có một ước mơ, một đam mê để theo đuổi. Nhưng đó, tất cả những điều đó, được gói ghém nhẹ nhàng vào dưới hình thức của hai chữ “thực tế”.
5. Không ai yêu bạn bằng chính bạn và bố mẹ bạn đâu. Có lẽ bạn đã nghe câu này vài ngàn lần rồi, nhưng đừng đặt niềm tin tuyệt đối vào một ai đó không phải bản thân hay bố mẹ mình.
6. Làm Tấm cũng được, làm Cám cũng được, nhưng đừng làm con cá bống chỉ há miệng chờ cho ăn.
7. Nếu ước mơ của bạn không thành, vậy thì mơ ước mơ khác là được rồi. Nếu tình yêu kết thúc, vậy thì yêu tình yêu khác là được rồi. Vì dù thế nào Trái Đất vẫn quay và cuộc sống vẫn tiếp tục đã bao giờ ngừng lại được đâu.
T.S Lê Thẩm Dương

Thứ Hai, 22 tháng 2, 2016

GỬI ƯỚC MƠ CON

       (Mừng Sinh nhật Đông Kha)
Mừng cho con vì đã biết ngước nhìn
bầu trời xuân xanh thẳm
Mừng cho con vì đã biết yêu
đóa hoa xuân nồng thắm
Mừng cho con đã
tròn ước mơ "Trời xuân"

Trời xuân
Hoa xuân
Cùng với tuổi xuân
Xin hãy giữ và vỗ về con nhé!
Tuổi hai mươi một đi không trở lại
Hãy sống trọn vẹn mỗi ngày
Giữ mãi ước mơ xuân
MẸ -HBT
HOA XUÂN
(ảnh Đông Kha)

                                    
TRỜI XUÂN

TUỔI XUÂN
(Bạn Đông Kha)

Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2016

TRỜI XUÂN



- Giải ba : 
+ Họ và tên : Phạm Đông Kha
+ Mssv : 81404097
+ Lớp : 14080402
+ Chủ đề : TRỜI XUÂN

                                     


MỘT SỐ KĨ THUẬT SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC

1.      Chọn vị trí quan sát
-         Người dụ giờ nên đứng tại chỗ trong suốt thời gian dự giờ, tránh đi lại làm ảnh
hưởng đến lớp học.
-         Người dự giờ nên đứng ở vị trí có thể quan sát mọt cách tốt nhất.
-         Người dự giờ có thể ở hai bên hoặc ở phía trước lớp học.
2.      Ghi chép khi dự giờ.
-         Khi bắt đầu giờ học người dự cần vẽ sơ đồ chỗ ngồi của HS
-         Trong quá trình quan sát người dự giờ cần đánh dấu, ghi chép những biểu hiện tâm
lí, thái độ, hành vi của một số HS ( có thể quan sát được ) trong các hoạt động/tình huống cụ thể như: Hoạt động nào? Bài tập nào? Thời điểm nào? Biểu hiện của HS đó như thế nào? Vì sao lại như vậy?
-         Tránh việc chỉ quan tâm ghi chép tiến trình và ghi tất cả nội dung kiến thức, lời nói
của GV… theo như cách dự giờ truyền thống.
-         Sử dụng phiếu quan sát để ghi chép nhanh các thônh tin một cách ngắn gọn, cụ thể,
đối chiếu tổng hợp thông tin hệ thống khoa học.

PHIẾU QUAN SÁT
Nội dung hoạt động
Biểu hiện của HS
Nguyên nhân , biện pháp
Hoạt động 1:
  -Tên hoạt động.
  -Nội dung của hoạt đông, nhiệm vụ, câu hỏi…
  Hoạt động 2: …

- Cảm xúc, thái độ, hành vi, trả lời câu hỏi.
- Bài tập, sản phẩm…

Vì…
Nên…
Có thể là…
3.      Quan sát khi dự giờ.
   - Người dự giờ tập chung vào việc học của HS là chủ yếu và trả lời được các câu hỏi gợi
ý sau:
  + Thái độ của HS khi tham gia học thể hiện qua nét mặt, hành vi như thế nào? ( thích thú, tích cực, chán nản, uể oải…)
  + Khả năng thực hiện các hoạt động học tập có vừa sức với HS không? HS có hiểu lời hướng dẫn của GV không?
  + Sự tương tác giữa các HS trong giờ học như thế nào?
  + Hoạt động nào HS hứng thú hay không hứng thú? Vì sao?
  + Hoạt động nào thu hút được tất cả HS tham gia? Vì sao?
  + GV làm thế nào để cuốn hút HS tham gia?
  + Những HS nào chưa/không tham gia vào hoạt động?
  - Chú ý đến HS tích cực và HS chưa tích cực.
  - Quán sát khi HS làm việc cá nhân/hoạt động nhóm:
  + Khi HS làm việc theo nhóm: Thời gian có đủ để HS thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc nắm được nội dung bài học không?
  + Có bao nhiêu HS tham gia vào thực hiện nhiệm vụ?
  + Có HS nào không tham gia vào việc thực hiện nhiệm vụ ? Vì sao? Trong trường hợp đó, chúng ta làm gì để tất cả các HS tham gia một cách có ý nghĩa?
4.      Chủ trì trong sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học
    Vai trò của người chủ trì đặc biệt quan trọng trong quá trình đổi mới sinh hoạt chuyên môn. Ngoài Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, người chủ trì có thể là tổ trưởng chuyên môn
( nếu tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo tổ, nhóm) hoặc một GV có năng lực chuyên môn  và có kĩ năng chủ trì, giao tiếp tốt.
     Người chủ trì cần chuẩn bị một số hoạt động cho sinh hoạt chuyên môn.
4.1.Tổ chức chuẩn bị bài dạy minh họa
   - Trực tiếp hỗ trợ hoặc phân công người hỗ trợ GV thiết kế bài học và dạy minh họa. GV dạy minh họa cần luân phiên để mọi GV đều được trải nghiệm chuyên môn của mình.
  - Khuyến khích những ý tưởng sáng tạo, những thử nghiệm về điều chỉnh  nội dung dạy học/ngữ liệu, áp dụng các PPDH tích cực,…không phụ thuộc một cách thụ động vào SGK, sách GV, quy trình, các bước …
  - Tuyệt đối không để GV dạy trước, luyện tập cho HS trước rồi dạy lại trong buổi sinh hoạt chuyên môn.
4.2. Tổ chức dạy minh họa – dự giờ
   - Nhắc nhở GV đứng ở vị trí quan sát, không nói chuyện, không làm phiền người dạy và người học.
  - Hướng dẫn GV cách quan sát và ghi chép tập trung vào người học.
  - Cử người quay phim, ghi hình giờ học( tập trung vào các hoạt động trọng tâm của bài học, các tình huống tiêu biểu cần được phân tích trong quá trình thảo luận )
4.3. Tổ chức thảo luận sau dự giờ.
   - Sử dụng hình ảnh đã được chụp hoặc ghi hình trong tiết học  một cách hiệu quả
   - Định hướng các ý kiến tập trung vào vấn đề cần quan tâm, điều chỉnh kịp thời khi xuất hiện các ý kiến mang tính chỉ trích, áp đặt, chủ quan. Khi nhắc nhở, người chủ trì cần nhẹ nhàng, tinh tế, tạo không khí vui vẻ.
  - Hình thành và xây dựng kĩ năng nghe và phản hồi mang tính xây dựng, đặt mình vào vị rí người dạy để có sự chia sẻ tích cực, không biến người dạy thành mục tiêu phê phán, làm ảnh hưởng không tốt đến người dạy, có thể nảy sinh các ý nghĩ tiêu cực, mâu thuẫn cá nhân…
   - Người chủ trì là người khơi gợi để các GV được nói ý kiến của mình, do đó không nên nói nhiều và không áp đặt ý kiến chủ quan của mình lên người khác, không lên lớp áp đặt người nghe phải chấp nhận, không nên chốt lại, nhắc lại ý kiến vừa phát biểu gây mất thời gian, nhàm chán…
   - Người chủ trì cần lắng nghe tích cực, ghi chép và đặt câu hỏi nhẹ nhàng để khơi gợi các ý kiến tập trung vào vấn đề trọng tâm.
    - Tạo cơ hội cho tất cả GV đều được phát biểu, khuyến khích GV đưa ra nhiều ý kiến, kể cả ý kiến trái chiều, tránh tình trạng chỉ có ý kiến khen- chê chung chung hoặc một số người nói quá nhiều lấn át ý kiến của người khác.
   - Khuyến khích GV không chỉ nêu hiện tượng mà cần nêu rõ nguyên nhân và giải pháp khắc phục.
   - Trong sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, người chủ trì không tổng kết, không chốt lại, nhưng có thể tóm tắt lại các vấn đề cần lưu ý, các giải pháp để mỗi GV tự suy nghĩ rút kinh nghiệm/áp dụng trong các giờ học thực tế và các buổi sinh hoạt chuyên môn tiếp theo.

( Theo Tài liệu tập huấn ĐỐI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm)
                             


Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2016

LẠC GIỮA CHIỀU XUÂN

     Buổi sáng
Lòng yên theo từng vòng xe quay
Sương mờ lạnh trên nụ xuân vừa nhú
Tìm chi chiếc lá vàng của những ngày đã cũ
Giọt buồn như nụ tầm xuân
   Buổi trưa
Lòng bình yên theo hạt nắng lên men
Đường dài thăm thẳm
Nắng cháy mấy mùa đã hóa tàn tro
    Buổi chiều 
Xuân mà nắng cứ xênh xang
Trêu người lãng đãng
Biết rồi...
Vẫn lạc giữa chiều xuân
HBT

Thứ Tư, 17 tháng 2, 2016

HẠNH PHÚC ĐƠN THUẦN LÀ NHỮNG GÌ XẢY RA TRONG NỘI TÂM CON NGƯỜI BẠN

17/2



1./ Một số quan hệ sẽ hạnh phúc, một số khác sẽ trở thành bài học. Dù thế nào thì bạn cũng đừng hối tiếc vì biết một người. Mỗi người bạn gặp đều dạy cho bạn một điều gì đó rất quan trọng.
2./ Đến lúc khó khăn, một số người sẽ rời bỏ bạn. Sẽ có rất nhiều người ở xung quanh bạn lúc thuận lợi, nhưng lúc bạn khó khăn, ai ở lại với bạn, giúp đỡ bạn thì mới thực sự là người bạn tốt của bạn.
6./ Lời lẽ cay nghiệt làm người ta tổn thương hơn cả đau đớn thể xác. Hãy nếm thử lời nói của mình trước khi tuôn ra. Lời nói làm tổn thương và gây sẹo nhiều hơn bạn nghĩ, vì vậy hãy NGHĨ trước khi nói. Và nên nhớ, những điều bạn nói về người khác cũng nói lên tất cả về chính bạn.
7./ Sai lầm là một tai nạn. - Gian lận và dối trá không phải là sai lầm. - Vì đó là những lựa chọn cố tình.
8./ Những mảnh vỡ bạn mang theo đó là những mảnh bạn phải tự vá lại cho mình. Hạnh phúc đơn thuần là chuyện xảy ra trong Nội Tâm con người bạn.
9./ Khi mọi người khó chịu với bạn, thường thì tốt nhất là bỏ đi.
Khi có người coi bạn không ra gì, đừng để ý và đừng coi đó là chuyện cá nhân. Chuyện đó không nói lên điều gì về bạn - mà nói nhiều về nhân cách của họ. Và cho dù họ làm hay nói gì, đừng bao giờ hạ mình xuống ngang tầm với họ và ăn miếng trả miếng.
Bạn chỉ cần biết mình tốt hơn thế...
10./ Mọi người sẽ đối xử với bạn theo cách bạn cho phép họ. Bạn không thể kiểm soát họ, nhưng bạn có thể kiểm soát điều bạn có thể chịu đựng. Những điều tốt đẹp đến khi bạn tránh xa những người xấu.
Làm như thế không có nghĩa là bạn ghét họ, đơn giản có nghĩa là bạn Tôn Trọng Bản Thân Mình...
11./ Một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất trong đời là gỡ bỏ một người ra khỏi trái tim bạn. Nhưng nên nhớ rằng, không có mối quan hệ nào là lãng phí thời gian cả.
Các quan hệ sai lầm dạy bạn những bài học chuẩn bị cho bạn gặp được người phù hợp nhất với mình.
12./ Oán giận làm tổn thương bạn, không phải họ.
13./ Im lặng và cười nhếch mép có thể che giấu rất nhiều nỗi đau với thế giới bên ngoài. Hãy chú ý tới những người mà bạn quan tâm. Thỉnh thoảng khi một người bạn nói “Mình không sao”, “Mình ổn”, thì điều đó có nghĩa là họ cần bạn nhìn sâu vào mắt họ, cần bạn ôm họ thật chặt và trả lời: “Mình biết là không phải thế”.
14./ Tình yêu đích thực đến khi không có sự điều khiển. Tình yêu đích thực chỉ đến khi bạn quan tâm nhiều đến con người thực sự của người kia - hơn là nghĩ họ nên trở thành người như thế nào, khi bạn dám bộc lộ mình một cách trung thực, khi bạn dám cởi mở và yếu đuối.
Cần có hai người mới tạo ra được một khung cảnh chân thành!
15./ Ngay cả quan hệ tốt đẹp nhất cũng không kéo dài mãi mãi. Không ai sống suốt đời mà không mất người họ yêu, người họ cần, hay điều gì đó mà họ nghĩ vốn là của họ.
Con người không sống mãi mãi. Hãy đánh giá cao cái bạn có, người yêu bạn và người quan tâm đến bạn. Bạn sẽ không bao giờ biết họ có ý nghĩa với mình như thế nào cho đến ngày họ không còn ở bên bạn nữa.
Và nên nhớ, Không Thể Chỉ Vì có những thứ không tồn tại mãi mãi thì có nghĩa là nó không đáng để bạn mất thời gian...
Chúc các bạn ngày mới tràn đầy hạnh phúc!...
(Thầy Lê Thẫm Dương)