NGHỊ LUẬN VĂN
HỌC VÀ MỘT SỐ CÁCH ĐƯA DẪN CHỨNG
TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
(Đoàn Thị Nhung – PGD&ĐT Tiên Phước)
(Trích Tài liệu Dạy học tự
chọn của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam – Năm học
2009 – 2010)
Văn bản nghị luận là một trong những kiểu văn bản quan
trọng trong đời sống xã hội của con người, có vai trò rèn luyện tư duy, năng
lực biểu đạt những quan niệm,tư tưởng sâu sắc trước đời sống.Trước tác phẩm của
các nhà tư tưởng, nhà lí luận, nhà triết học,nhà chính trị đều viết dưới hình
thức nghị luận.Có thể nói không có văn nghị luận thì khó mà hình thành các tư
tưởng mạch lạc và sâu sắc trong đời sống. Có năng lực nghị luận là một điều
kiện cơ bản để con người thành đạt trong cuộc sống xã hội.
Văn
nghị luận thực chất là văn bản lí thuyết, văn bản nói lí lẽ nhằm phát biểu các
nhận định, tư tưởng, suy lí, quan điểm, thái độ trước một vấn đề đặt ra.Do đó
muốn làm văn nghị luận tốt, người ta phải có khái niệm, có quan điểm chủ kiến
rõ ràng, biết sử dụng khái niệm, biết tư duy lôgíc, đồng thời biết vận dụng các
thao tác, phân tích, tổng hợp, qui nạp,diễn dịch, so sánh, suy lí,...Nói chung
là biết tư duy trừu tượng.Đây là loại hình văn bản tương đối khó, nhất là đối
với những người quen tư duy cụ thể, cảm tính, ít năng lực suy luận.Chính vì vậy
mà văn nghị luận sẽ rèn luyện năng lực tư duy, kĩ năng nghị luận và tinh thần
tự chủ trước cuộc sống. Để rèn luyện được năng lực đó ta cần nắm vững đặc điểm
của văn bản nghị luận đó là luận điểm, luận cứ và lập luận.
Dạng bài nghị luận có hai nội
dung cơ bản: nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Sau đây là một số vấn đề về
nghị luận văn học.
I.Một số vấn đề về nghị luận văn học
Nghị luận văn học là trình bày, nhận xét, đánh giá của
người viết về tác phẩm văn học cụ thể. Mỗi loại văn nghị luận có một yêu cầu về
nội dung và phương pháp khác nhau.Trong bài nghị luận văn học người viết thường
vận dụng nhiều thao tác, kĩ năng (giải thích, chứng minh, phân tích, bình
giảng,...) và nhiều khi khó có thể tách bạch một cách rạch ròi các thao tác, kĩ
năng.Trong thao tác nghị luận này đã có hoặc đang sử dụng thao tác nghị luận
kia.Các em cần biết trình bày một cách có lí lẽ, hấp dẫn những cảm nhận, suy
nghĩ, đánh giá của mình về một vấn đề văn học. Bởi một bài nghị luận hay không
chỉ chinh phục khối óc mà còn rung động trái tim người đọc. Muốn vậy bài văn nghị luận
ấy phải vừa đạt lí lại vừa thấu tình; vừa có nội dung tư tưởng cao đẹp lại vừa
có sức truyền cảm mạnh mẽ, thấm thía. Trong một lần nói chuyện với thầy cô giáo
dạy văn, Thủ tướng Phạm Văn Đồng ân cần căn dặn: "Mục đích của việc dạy văn là phải rèn luyện cho học sinh có ý
thức, từ đó có cố gắng rồi có khả năng tự mình suy nghĩ, suy nghĩ nhiều, suy
nghĩ sâu về những điều mình muốn nói, muốn viết và khi nói khi viết phải diễn
tả cái gì mình suy nghĩ mình cần bày tỏ một cách trung thành, chính xác, làm
nổi bật điều mình muốn nói." Cũng như M.Gooc-Ki:'' Trong văn nghị luận chúng ta phải học cách
"Dùng từ với một sự chính xác nghiệt ngã."
Trong chương trình Ngữ văn THCS tập trung vào hai dạng
nghị luận văn học tiêu biểu là nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
và nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
1.Nghị
luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình
bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện,chủ đề hay nghệ
thuật của một tác phẩm cụ thể.Những nhận xét, đánh giá về truyện phải xuất phát
từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách số phận của nhân vật và nghệ thuật trong
tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát.Các nhận xét đánh giá về tác
phẩm truyện (hoặc đoạn trích) trong bài nghị luận phải rõ ràng đúng đắn, có
luận cứ và lập luận thuyết phục.Cần có bố cục mạch lạc, có lời văn chuẩn xác,
gợi cảm.Trong quá trình triển khai các luận điểm, luận cứ cần thể hiện sự cảm
thụ và ý kiến riêng của người viết về tác phẩm.
2. Nghị luận về đoạn thơ,bài thơ
Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận
xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ bài thơ ấy.
-Yêu
cầu đối với kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ bài thơ: Nói đến tư tưởng tình
cảm và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ có nghĩa là cần đề cập tới hai yếu tố:
tác phẩm và tác giả. Điều này đòi hỏi người viết phải quan tâm tới việc tìm
hiểu cả những yếu tố trong văn bản (ngôn ngữ, hình tượng, nghệ thuật, nội dung,
chủ đề...) và những yếu tố nằm ngoài văn bản (hoàn cảnh sáng tác, cuộc đời và
phong cách nghệ thuật của tác giả.)
-Thơ
là nghệ thuật ngôn từ.Vì vậy quá trình nghị luận để rút ra những nhận xét đánh
giá về tư tưởng tình cảm cũng như giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ, đoạn
thơ phải bắt đầu từ những khám phá về vẻ đẹp và ý nghĩa biểu đạt của ngôn ngữ
thơ, hình ảnh thơ, giọng điệu thơ; đồng thời phải khai thác giá trị của các
biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ, đoạn thơ.
-Bài
nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần phải hội tụ cả hai yếu tố: năng lực cảm
thụ văn chương, khả năng khám phá vẻ đẹp của tác phẩm văn học và phương pháp
làm một bài văn nghị luận. Mặt khác lời văn và cách thức diễn đạt trong bài nghị
luận về một đoạn thơ, bài thơ cần đảm bảo các tiêu chuẩn:vừa súc tích, chặt chẽ
thể hiện chính kiến của người viết, lại vừa gợi cảm, sinh động thể hiện sự rung
động chân thành của người viết đối với tác phẩm. Đây là đặc điểm khác biệt giữa
nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ với các dạng văn nghị luận khác.
-Quá trình nghị luận về một đoạn thơ bài
thơ phải đảm bảo theo qui trình: Hiểu đúng, hiểu sâu về đối tượng, từ đó mới
trình bày lần lượt những cảm nhận, đánh giá của mình về những giá trị đặc sắc, những
phương diện nổi bật của tác phẩm. Bài văn nghị luận có nội dung đúng chưa hẳn
là bài văn nghị luận hay; nhưng muốn có bài văn nghị luận hay thì trước hết
phải đảm bảo được tiêu chuẩn đúng.
Tóm
lại muốn viết được một bài văn nghị luận văn học hay trước hết phải hiểu văn.Vậy
cần quan niệm thế nào là hiểu văn.Biêlinxki nói:''Trong lĩnh vực của cái đẹp, mọi phán đoán chỉ có giá trị khi lí trí
và tình cảm thống nhất hài hòa với nhau.''
''Nói văn
không chỉ nói đúng hay sai mà còn phải nói hay, hay dở.Ở đây hiểu để giải
thích, hiểu sâu còn có khoái cảm hơn. Đọc văn hay phải cảm thấy lạnh xương sống phải có nhu cầu rung
đùi, ngâm nga hoặc phải khóc, cười, phải tức tối, thậm chí muốn xông ra hành
động.Các cụ ngày xưa gặp câu văn hay thấy kinh sợ, thấy như có quỷ thần trong đó
là vậy..''(Nguyễn Đăng Mạnh)
Văn là chuyện
tư tưởng tâm hồn của con người trước vẻ đẹp của tình người và tạo vật.Văn
chương làm đắm đuối cổ kim, bắt người ta cười và khóc đủ cung bậc. Nên đọc văn
cũng phải đọc bằng cả tư tưởng và tâm hồn. Lấy tâm hồn mình mà cảm nhận tâm hồn
của nghệ sĩ gởi vào tác phẩm.Đây là một hình thái tư tưởng rất cụ thể và phong
phú,hài hòa cả lí trí và tình cảm,nhưng tình cảm là nội dung trực tiếp tạo ra
hình dạng, màu sắc cụ thể,cá thể của tư tưởng này. Có thể gọi là tư tưởng, tình cảm thẩm mỹ.Chưa cảm nhận
được cái tư tưởng tình cảm này chưa gọi là hiểu văn.
Ngoài ra người xưa còn nói ''Ý tại ngôn ngoại'' có nghĩa là chất thơ nằm ở ngoài lời,ở ngoài
nghĩa đen của từ, của câu nó nằm ở giữa các dòng chữ,ở bên trên các dòng chữ,
hay nói như Tố Hữu ở cái ''im lặng giữa
các từ''. Có thể nói một cách khái quát: Nhà văn nhất là nhà thơ dùng cái
nói ra để diễn đạt cái không nói ra và người sành văn thì từ cái nhà thơ nói ra
cảm nhận được cái không nói ra của tác giả.Nghệ thuật ngôn từ tinh vi phong phú
là ở chỗ ấy. Hiểu văn như thế sẽ thấy nó là một cái gì rất cụ thể, rất cá thể
và gắn bó làm một, giữa nội dung và hình thức không thể tách rời được.
Trong một bài thơ người sành sỏi thường phát hiện những
câu thần mắt chữ.Trong một thiên truyện cũng vậy, thế nào cũng có những tình
tiết, tính cách vang dội nhất.
-Để lời phân tích, đánh giá nhận xét thêm
sâu sắc, người viết có thể viện dẫn ý kiến của người khác (thường là các nhà
nghiêng cứu, phê bình văn học).Đồng thời trong khi phân tích, đánh giá đoạn thơ,
bài thơ nên sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu với những câu thơ, đoạn thơ, bài
thơ khác...về nhiều phương diện. Cốt là để làm nổi bật cái hay, cái đẹp của tác
phẩm được phân tích.
Khi viết bài nghị luận văn học cần
chú ý tới những đặc điểm trên để bài viết chỉ ra được cái hay, cái đẹp một cách
có cơ sở, có sức thuyết phục.
II.Một số cách đưa dẫn chứng trong bài
văn nghị luận.
Nội dung bài văn nghị luận được tạo nên bởi những lí lẽ
và dẫn chứng cả hai cùng có một mục đích là làm sáng tỏ vấn đề cần nghị
luận...Tuy vậy nếu như lí lẽ nghiêng về việc làm cho người đọc hiểu thì dẫn chứng thiên về làm cho
người ta tin. Một khi đã hiểu và tin tức là đã bị thuyết phục.
Dẫn chứng là những câu thơ, câu
văn, câu chuyện, những lời nhận xét đánh giá...Trong sử sách hay trong cuộc
sống, được vận dụng làm cho điều ta giải thích, phân tích, chứng minh thêm sáng
tỏ. Các cụ xưa có câu "Nói có sách,
mách có chứng."Gamzatốp thì lại nói: "Kẻ ngu si làm kinh ngạc bằng tiếng gào, người thông minh làm kinh ngạc
bằng những câu tục ngữ dẫn ra đúng chỗ" (Đaghextan của tôi). Nên khi làm
văn nghị luận, rất cần biết cách chọn, đưa dẫn chứng để bài văn có sức thuyết phục.
Trước hết cần phân biệt hai loại
dẫn chứng trong bài văn nghị luận văn học.Đó là dẫn chứng bắt buộc và dẫn chứng
mở rộng (liên hệ, so sánh). Dẫn chứng bắt buộc là dẫn chứng nằm trong phạm vi
yêu cầu của đề về tư liệu. Còn dẫn chứng mở rộng là loại dẫn chứng ngoài phạm
vi trên do người viết viện dẫn ra để liên hệ, đối chiếu nhằm làm sáng tỏ thêm ý
đang được nghị luận. Phải tôn trọng và tập trung vào những dẫn chứng bắt buộc, tránh
tình trạng dẫn chứng mở rộng lại nhiều hơn, coi trọng hơn, làm át cả dẫn chứng
bắt buộc.
Sau
đây là một số cách đưa dẫn chứng thường hay sử dụng trong bài văn nghị luận văn
học.
@ Cách thứ nhất:
Nêu vấn đề phân tích trước rồi đưa dẫn chứng minh họa.
Ví
dụ:
Khi nói về nghệ thuật tả cảnh trong
Truyện Kiều nhà văn Hoài Thanh đã đưa ra dẫn chứng kiểu này.
"...Cùng
một cảnh nơi mộ Đạm Tiên mà trong buổi chơi xuân thì thanh thanh lặng lặng:
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Nhịp
cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
Sau
khi Kim Kiều gặp nhau,yêu nhau,chưa nói với nhau một lời đã mỗi người một ngả
thì phong cảnh như bâng khuâng một mối tình khó tả:
Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.
Đến
khi Kim Trọng nhớ người trở lại tìm thì cảnh lại ra chiều dửng dưng tinh
nghịch:
Một vùng cỏ mọc xanh rì,
Nước ngâm trong vắt thấy gì nữa đâu
@ Cách thứ hai:
Đưa ngay dẫn chứng hoặc giới thiệu dẫn chứng rồi trích
ngay sau đó mới bình giá, phân tích.
Ví
dụ:
Nhà
văn Nguyễn Đình Thi khi bình một bài ca dao.Ông Viết:
"Cũng
tả nỗi nhớ có nhiều câu thực là thấm thía.Ví dụ bài hát quen thuộc này:
Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn,trông sao sao mờ.
Buồn trông con nhện giăng tơ,
Nhện ơi,nhện hỡi,nhện chờ mối ai
Buồn trông chênh chếch sao mai,
Sao ơi, sao hỡi nhớ ai sao mờ.
Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà
Mối sầu tinh đẩu đã ba năm tròn.
Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn,
Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ.
Nỗi nhớ tả trong mấy câu thực là man mác chân thành.
Nhớ nghĩa là buồn.Người Việt Nam
buồn như thế nào? Đọc mấy câu ca dao trên đây, ta đã thấy ngay rằng dù nhớ thực
man mác, buồn thực thấm thía, nhưng không phải cái buồn vẫn vơ, vô cớ, tuyệt
vọng, hoài nghi, chán nản thường thấy trong một số thanh niên ngày nay. Trái
lại đó là một nỗi buồn lành mạnh, khỏe khoắn, nỗi buồn thành thực của những
người ham sống-một nỗi buồn trung hậu, chính trực."
@.Cách thứ ba:
Liệt kê các dẫn chứng cho một ý đã giới
thiệu để tự dẫn chứng tô đậm cho những điều cần nói mà không cần phân tích giảng
giải.
Ví
dụ:
Bà
Đặng Thanh Lê khi giảng văn đoạn Trao duyên -Truyện Kiều, đã viết:
"Ở đây là mâu thuẩn giữa mối tình vô hạn,sâu sắc
và khác vọng hạnh phúc vô hạn, mãnh liệt "muôn vàn ái ân" với một sự đổ vỡ không có gì cứu vãn nổi:
-Trâm gãy bình tan
-Tơ duyên ngắn ngủi
-Phận bạc như vôi
-Nước chảy hoa trôi
-Thiếp đã phụ chàng
Mâu
thuẫn không được giải quyết."
@.Cách thứ tư:
Dẫn chứng lẫn trong lời văn của
người viết,cùng với lời người viết tạo thành một mạch hoàn chỉnh ,thể hiện ý
định nói.
Ví
dụ:
Một tác giả khi nói về Truyện Kiều đã viết:
"Nếu Thúy Vân có vẻ đẹp phúc hậu, đoan trang thì
trái lại Thúy Kiều lại mang một vẻ đẹp "sắc sảo mặn mà". Nếu Thúy Vân có sắc đẹp kiều diễm với gương
mặt đầy đặn như trăng tròn, miệng cười tươi như hoa, tiếng nói trong như ngọc thì
Thúy Kiều lại có sắc đẹp "nghiêng nước nghiêng thành"...Nếu như
cái đẹp của Thúy Vân khiến cho "Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da'',
thì cái đẹp của Thúy Kiều lại khiến cho "Hoa
ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh".
@.Những điều
cần lưu ý:
Trên đây chỉ là mấy cách đưa dẫn chứng trong bài nghị
luận thường dùng. Người viết phải luôn luôn sáng tạo.Tùy theo yêu cầu thực tế
của đoạn văn mà dùng cách đưa dẫn chứng nào đã nói ở trên hoặc một cách đưa dẫn
chứng khác mà chúng ta tự tạo. Điều cần lưu ý nữa là dẫn chứng phải chọn lọc, tiêu
biểu, giữa trích dẫn và lời người phân tích phải luôn gắn kết nhuần nhuyễn, tự
nhiên thì mới đem lại hiệu quả thẩm mỹ cao.
-Khi làm văn nghị luận cần chú ý tỉ lệ giữa
dẫn chứng và lí lẽ. Nội dung văn nghị luận bao giờ cũng là lí lẽ và dẫn chứng
nhằm thuyết phục người đọc (hiểu và tin).Tuy vậy, trong quá trình viết bài nghị
luận,người viết phải tùy từng vấn đề, từng kiểu bài mà xác định tỉ lệ giữa lí
lẽ và dẫn chứng cho phù hợp. Bài viết chỉ có lí lẽ (hoặc dẫn chứng quá ít) sẽ
trở nên khô khan...tạo cảm giác nặng nề cho người đọc.Trái lại nếu bài nghị
luận chỉ toàn dẫn chứng (lí lẽ quá ít) sẽ trở nên hời hợt và nhạt nhẽo gây cho
người đọc cảm giác bài viết rỗng, thiếu sâu sắc.
II. CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ
NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
A.Một số vấn đề về nghị luận văn học
Dựa
vào nội dung bài đọc và kiến thức đã học trả lời các câu hỏi sau:
1.Dạng bài nghị luận có những nội dung
cơ bản nào?
2.Thế nào là nghị luận văn học?
3.Có những dạng nghị luận văn
học tiêu biểu nào?
4.Thế nào là nghị luận về tác phẩm
truyện(hoặc đoạn trích)
5.Các yêu cầu đối với một bài văn nghị luận về tác phẩm
truyện (hoặc đoạn trích)?
6.Thế nào là nghị luận về đoạn thơ, bài thơ?
7.Nêu các yêu cầu đối với kiểu bài nghị luận về một
đoạn thơ bài thơ?
8.Vì sao nói muốn viết được một bài văn nghị luận văn
học hay trước hết phải hiểu văn? Cần quan niệm thế nào là hiểu văn?
NHỮNG ĐIỀU CẦN GHI NHỚ
1.Dạng
bài nghị luận có hai nội dung cơ bản: nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
2.Nghị
luận văn học là trình bày,nhận xét,đánh giá…cho rõ một vấn đề nào đó trong một tác phẩm văn học cụ thể.
3.Có
hai dạng nghị luận văn học tiêu biểu: nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn
trích); nghị luận về một đoạn thơ,bài thơ.
@. Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc
đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự
kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.
- Những nhận xét, đánh giá về truyện phải
xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ
thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát.
- Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm
truyện (hoặc đoạn trích) trong bài nghị luận phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ
và lập luận thuyết phục.
- bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc
đoạn trích) cần có bố cục mạch lạc, có lời văn chuẩn xác, gợi cảm.
+ Trong quá trình triển khai các luận
điểm, luận cứ, cần thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của người viết về tác
phẩm.
+ Giữa các phần, các đoạn của bài văn cần
có sự liên kết hợp lí, tự nhiên.
@. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là
trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ,
bài thơ ấy.
+ Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ,
bài thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu,…Bài nghị luận cần phân
tích các yếu tố ấy để có những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng.
+ Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng; có lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân
thành của người viết.
+ Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
cần được bố cục mạch lạc theo các phần
+ Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
cần chứng tỏ có cảm thụ riêng, nêu lên được những nhận xét, đánh giá của người
viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ,
hình ảnh, giọng điêu, nội dung cảm xúc… của tác phẩm.
4.Muốn
viết một bài nghị luận văn học hay cần phải cảm nhận tư tưởng,tình cảm thẩm mỹ
được gởi gắm trong tác phẩm văn học.
B.Luyện
tập:
Tác
giả đã gởi gắm tư tưởng, tình cảm gì trong các đoạn trích sau:
Đoạn
a:
Các
bạn ạ! Trong những ngày đen tối ấy, người sống phải sống bí mật thì cũng đã
đành một lẽ, còn người chết cũng phải chết bí mật nữa. Mộ của anh không thể đắp
cao lên được – tìm thấy mồ mả, chúng sẽ đào lên và tìm ra dấu vết. Cho nên ngôi
mộ của anh là ngôi mộ bằng, bằng phẳng như mặt rừng vậy. Tôi lấy dao khắc vào
một gốc cây rừng cạnh chỗ anh nằm làm dấu cho dễ nhớ.
Sống như thế và chết như thế, hỏi vậy làm
sao mà chịu được? Chúng ta buộc phải cầm súng.
(Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng)
Đoạn
b.
Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh,
Giật mình mình lại thương mình xót xa.
Khi xưa phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
MỘT SỐ CÁCH ĐƯA DẪN CHỨNG TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
A. Một số cách đưa dẫn chứng trong bài văn
nghị luận văn học
Đọc phần II trong nội dung Bài đọc và trả lời một số câu hỏi và bài
tập sau.
1.Thực chất của dẫn chứng là gì? Dẫn chứng có tác dụng
gì trong văn nghị luận?
2.Có những loại dẫn chứng nào?
3.Nêu một số cách đưa dẫn chứng thường dùng trong bài
văn nghị luận mà Bài đọc đã đưa ra?
NHỮNG ĐIỀU CẦN GHI NHỚ
1.Dẫn chứng là những câu thơ câu văn, câu chuyện những
lời nhận xét đánh giá…Trong sử sách hay trong cuộc sống, được vận dụng làm cho
điều ta giải thích, phân tích, chứng minh thêm sáng tỏ.
2. Có hai loại dẫn chứng: dẫn chứng bắt buộc và dẫn
chứng mở rộng (liên hệ, so sánh)
3. Một số cách đưa dẫn chứng thường dùng trong bài văn
nghị luận:
a. Nêu vấn đề phân tích trước rồi đưa dẫn chứng minh
họa.
b. Đưa dẫn chứng hoặc giới thiệu dẫn chứng rồi trích
ngay sau đó mới bình giá, phân tích.
c. Liệt kê các dẫn chứng cho một ý đã giới thiệu để tự
dẫn chứng tô đậm cho những điều cần nói mà không cần phân tích, giảng giải.
d. Dẫn chứng lẫn trong lời văn của người viết, cùng với
lời người viết tạo thành một mạch hoàn chỉnh, thể hiện ý định nói.
B.
LUYỆN TẬP
Bài 1: Đọc và xác định cách đưa dẫn chứng trong các đoạn văn nghị luận sau:
Đoạn a:
"Ông
đồ vẫn ngồi đấy
Qua
đường không ai hay
Lá
vàng rơi trên giấy
Ngoài
trời mưa bui bay"
Đây
là khổ thơ giàu chất tạo hình nhất trong bài thơ "Ông đồ''. Bằng bản tính kiên nhẫn, bằng chút hy vọng mong
manh vào cuộc đời (và cả bằng gắng gỏi trong miếng cơm manh áo nữa) ông đồ vẫn
ngồi đấy, phố vẫn đông người qua.Chỉ khác là lúc này ''Không ai hay'' sự có mặt của ông nữa.Còn đâu cảnh xúm xít, còn đâu
bao lời tấm tắc ngợi khen quanh ông.Thủ pháp tương phản được vận dụng tự
nhiên:Cái ''tĩnh'' càng trở nên lặng
hơn bên cái ''động'', cái ''một'' càng trở nên cô đơn, vón cục lại
trước cái ''nhiều'', cái náo nhiệt.Trước mắt ta, ông đồ ngồi bó gối bên vỉa
hè.Lá vàng rơi trên giấy không buồn nhặt. Mắt ngơ ngác buồn rầu nhìn ra màn mưa
bụi mịt mờ. Một không gian cảnh, một không gian người hiện lên mồn một như cảnh
phim nổi đặc tả đầy sức gợi.
(Theo Lê Quang
Hưng trong tinh hoa thơ mới -thẩm bình và suy ngẫm)
Đoạn
b
''Tôi cho rằng, một trong những nét đặc
sắc của bài Sang Thu là có hai hệ
thống tín hiệu báo mùa có vẻ phản trái nhau, song cả hai đều thuộc về thần thái
của mùa thu.Tạm đặt tên là nhịp mạnh và nhịp nhẹ. Nhịp mạnh bao gồm những động
thái, sắc thái giàu dương tính (mạnh, nhanh, nhiều)
-hương
ổi phả
-chim vội vã
-vẫn còn bao
nhiêu nắng...
Nhịp
nhẹ thì nghiêng về âm tính (êm,chậm,ít...):
-sương chùng
chình
-sông dềnh
dàng
-mưa vơi
dần...
(TS.Chu Văn Sơn-Vẻ đẹp văn học cách mạng)
Đoạn c.
''Và họ đã cùng trụ vững. Khi đã hiểu, đã
yêu thương, đã kết lại làm một trong mối tình đồng chí mà họ đã cảm và hiểu đầy
đủ và sâu sắc, những người nông dân ''gặp
nhau hồi chưa biết chữ-quen nhau từ thuở một hai''...ấy đã thực sự hoàn
thiện vẻ đẹp của người chiến sĩ, của anh bộ đội Cụ Hồ. Hình ảnh những con người
giữa ''rừng hoang sương muối'' đứng
vững trong tư thế ''chờ giặc tới'' mà
vẫn thấy rất nên thơ, rất thanh thản ''treo''
trên đầu súng một vành trăng, hình ảnh ấy từ lâu trở thành một biểu tượng chiến
đấu, một biểu tượng thơ.
(Trịnh Bích Ba-Đồng chí-một tên gọi, một chặng đường)
Đoạn d.
"Nhà thơ đối diện với vầng trăng cũng
là đối diện với chính lương tâm mình.Đây là sự đối diện giữa thủy chung và bội
bạc, giữa lòng vị tha và thói ích kỉ, là sự dối diện giữa quá khứ và hiện
tại.Và trên hết sự đối diện bất ngờ nhưng tất yếu này đã trả lại trong tâm hồn
nhà thơ những cảm xúc nguyên sơ:
Có cái gì rưng rưng
như
là đồng là bể
như
là sông là rừng.''
(Lưu Đức Hạnh)
Bài 2:
Câu a:
Đoạn văn sau đây có cách đưa dẫn chứng giống với đoạn
nào ở bài tập 1?
''...Tiếp theo nỗi buồn nhớ vô hạn đó, Kiều đã suy nghĩ
về thân phạn ''bèo dạt mây trôi ''của mình.
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Nguyễn
Du đã diễn tả rất chính xác nỗi buồn của nàng, một nỗi buồn man mác dâng đầy
theo tâm trạng, chứa đựng hình ảnh rất gợi cảm.Thân phận nàng cũng giống như
cách hoa kia, bị cuốn trôi theo dòng nước ''biết
là về đâu?''
(Bồi dưỡng Ngữ văn THCS trang 136)
Câu b: Em hãy đặt tên cách đưa dẫn chứng trong đoạn văn nghị luận trên?
Bài 3: Nhận xét cách đưa dẫn chứng trong các phần trích sau?
Đoạn a.
''Tâm hồn của tác giả hòa vào mùa xuân đất
nước, thôi thúc từng hồi, mạnh mẽ nhưng âm thầm, lặng lẽ:
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng
lẽ dâng cho đời
Dù
là tuổi hai mươi
Dù
là khi tóc bạc.
Đầu
đề của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là
như vậy. Mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân lớn lao của đất nước. Đó là ước nguyện
của tác giả, nguyện sẽ mãi mãi được làm việc, được hy sinh, cống hiến.Tác giả
muốn góp vào mùa xuân chút công sức nhỏ bé của mình.Đó là ý thích, là niềm tin
vào cuộc sống tốt đẹp, cũng là tấm lòng chân tình của tác giả.Tác giả không mơ
ước xa xôi:
Một mùa xuân nho nhỏ
Vâng!Mùa
xuân nho nhỏ, rất nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn lao. Bởi tấm lòng tác giả luôn
hướng tới sự cống hiến tốt đẹp, bởi một mùa xuân nho nhỏ sẽ vẽ lên mùa xuân đất
trời rộng lớn. Mùa xuân của tác giả chẳng ồn ào, náo nhiệt mà âm thầm lặng lẽ
hiến dâng, chẳng phô trương, không cần ai biết đến:
Lặng lẽ dâng cho đời
Ý
thức của tác giả từ một ước nguyện hy sinh, thể hiện sâu sắc hơn bởi tấm lòng
nhân hậu, muốn giúp đời trong âm thầm lặng lẽ.
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc ''
Đoạn b. Vũ Nho khi bình một bài ca dao, ông viết.
''Con dao vàng
rọc lá trầu vàng
Mắt anh anh
liếc, mắt nàng nàng đưa
Câu
ca dao nói rất rõ cái gọi là ''giới
tính'' của hai người. Anh táo bạo, sôi nổi, bồng bột cho nên ''liếc''.Còn nàng là con gái vốn kín đáo
thùy mị hơn nên chỉ ''đưa'' thôi. Nhưng
hiệu quả thì chắc gì ai đã hơn ai.Đôi mắt ''Sắc
như dao cau''.Với cặp mắt ấy chỉ cần ''đưa''
nhẹ cũng đã cắt vào tận tim của đối tượng. Đây lời thú nhận của chàng trai về
sức ''công phá'' và ''quyến rũ '' của mắt em:
Hoa thơm hoa ở
trên cây
Đôi con mắt em
lúng liếng dạ anh say lừ đừ.
Bài 4:Sưu tầm những đoạn văn nghị luận có dẫn chứng và nhận xét cách đưa dẫn
chứng trong từng đoạn văn đó.
LUYỆN TẬP
ĐƯA DẪN CHỨNG TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN
HỌC
*Hướng dẫn luyện tập
Bài 1
-Xác
định dẫn chứng bắt buộc và dẫn chứng mở rộng trong đoạn nghị luận sau? Có thể
thay các dẫn chứng bắt buột đó bằng những dẫn chứng khác được không? Vì sao?
''Và họ đã cùng trụ vững. Khi đã hiểu, đã yêu thương,
đã kết lại làm một trong mối tình đồng chí mà họ đã cảm và hiểu đầy đủ và sâu
sắc, những người nông dân ''gặp nhau hồi
chưa biết chữ-quen nhau từ thuở một hai''...ấy đã thực sự hoàn thiện vẻ đẹp
của người chiến sĩ, của anh bộ đội Cụ Hồ. Hình ảnh những con người giữa ''rừng hoang sương muối'' đứng vững
trong tư thế ''chờ giặc tới'' mà vẫn
thấy rất nên thơ, rất thanh thản ''treo''
trên đầu súng một vành trăng, hình ảnh ấy từ lâu trở thành một biểu tượng chiến
đấu, một biểu tượng thơ.
(Trịnh Bích Ba-Đồng ch í-một tên gọi, một chặng đường)
Bài 2: Để viết được đoạn văn có hai loại dẫn chứng trên người
viết cần phải làm gì?
Bài 3:
Tìm dẫn chứng mở rộng và đưa dẫn chứng đó vào đoạn văn
nghị luận theo yêu cầu sau?
a.Viết
một đoạn văn ngắn phân tích hình ảnh mặt trời trong hai câu thơ sau:
Mặt trời của bắp thì nằm trên
đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
(Nguyễn Khoa Điềm)
b.Viết
một đoạn văn bình một khổ thơ mà em yêu thích trong bài thơ ''Mùa xuân nho nhỏ'' của Thanh Hải.
c.Viết
một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về hai câu thơ sau:
Ta
đi trọn kiếp con người
Cũng không đi
hết mấy lời mẹ ru
(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa – Nguyễn Duy)
Bài 4: Từ câu thơ “Lại
đi, lại đi trời xanh thêm” trong bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
của Phạm Tiến Duật; hãy viết một đoạn
văn nghị luận, dẫn chứng theo một trong các cách đã nêu? Giải thích cách đưa
dẫn chứng? Vì sao em chọn cách đưa dẫn chứng đó?
LUYỆN TẬP
ĐƯA DẪN CHỨNG TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN
HỌC
(Tiếp theo)
LUYỆN TẬP
Bài tập 1.
Có
thể dùng những dẫn chứng sau để đưa dẫn chứng mở rộng cho nội dung văn bản nào?
Phần a.
Xẻ
dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà
lòng phơi phới dậy tương lai
Tố Hữu
Vẫn đôi dép lội
chiến Trường
Vẫn vành mũ lá coi thường hiểm nguy
(Tiếng hát sang xuân-Tố Hữu)
Ai cũng tiếc
tuổi hai mươi
Làm gì
còn Tổ quốc
***
Ta muốn hỏi
Trường Sơn
Có đỉnh nào cao hơn
Chiếc mũ kia của chủ nghĩa anh hùng cách mạng
Bài ca xuân 61-Tố Hữu
Bác Hồ đã vĩnh biệt chúng ta. Bác ơi! Chúng
con thề chiến đấu để thực hiện cho bằng được nguyện vọng sự nghiệp mà Bác còn
bỏ dở: Giải phóng miền Nam
và dành độc lập tự do cho Tổ quốc.
(Nhật kí Đặng Thùy trâm)
***
Thiếu tất cả ta rất giàu dũng khí
Sống chẳng cúi đầu chết vẫn ung dung
Giặc muốn ta nô lệ ta lại hóa anh hùng
Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo
***
Có những ngày vui sao
Cả nước lên dường
Xao xuyến bờ tre từng hồi trống dục
(Chính Hữu)
***
Phần b.
Lá tre đã thả một mùa heo mây
Con sông không ốm mà gầy
Mắt em chưa tối đã đầy hoàng hôn
(Diệp
Minh Tuyền)
***
Chỉ
mùa thu tròn vẹn nhớ thương
Hương hoa sữa cứ trở về mỗi độ
(Nguyễn Phan Hách)
***
Thu
sang trên những cành bàng
Chỉ còn hai chiếc lá vàng mà thôi
(Nguyễn
Bính)
***
Nắng
thu đang trải đầy
Đã trăng non múi bưởi
Bên cầu con nghé đợi
Cả chiều thu sang sông
( Hữu Thỉnh)
***
Đơn sơ
thu đã đến cùng ta
Một sắc trời trong một ít hoa
Một ánh trăng thanh yêu đến mức
Muốn lẫn vào thu để khỏi xa
(Phạm Hổ)
Xanh lên đã kiệt sức hè
Nắng hồng theo
lối hồn về lìa ngăn
Vườn chiều rộn
lá thu sang.
Heo mây ngậm
mảnh trăng vàng rong chơi.
(Thu sang – Đỗ Trọng Khơi)
***
Phần c.
Là
chân lí, Bác chẳng nói nhiều hơn chân lí
Cả nước nghe khi im lặng Bác cười
Đâu phải lật sách ra mới tìm thấy Bác
Bác sống trong ta, Bác ở giữa đời
***
Mùa
thu đầu thiếu Bác
Đau một sắc trăng ngời
Bác để vầng trăng sáng
Vui triệu cháu mồ côi
***
Linh cửu chói ngời như đau thương như ánh
sáng
Dân tộc mang theo bên mình vượt bể thời gian...
***
Thiên thu im lìm, thiên thu tĩnh lặng
Bác nằm bên trong ta đi ở bên ngoài...
Khi dân tộc có điều muốn hỏi
Ta quay nhìn về đây, chờ đợi
Chói ngời ở đấy, một niềm tin.
(Trích
Hoa trước lăng Người-Chế Lan Viên)
***
Tiếc rằng trước lúc chia li
Con chưa được thấy dáng đi của Người
***
Mà con trông đợi Bác vô
Ngắm phương Bắc nhớ thủ đô quặn lòng
***
Gửi lòng con đến cùng Cha
Chiến công đất nước kết hoa triệu vòng.
***
Con đi dưới một vòm trời
Đau thương nhưng vẫn sáng ngời niềm tin
(Trích
Gởi lòng con đến cùng Cha-Thu Bồn)
Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà
Miền Nam
mong Bác nỗi mong Cha
(Tố Hữu)
Xin nhớ từ đây nhớ lại ngày
Bác Hồ từ giã cõi hôm nay
Bảy mươi chín tuổi xuân trong sáng
Vào cuộc trường sinh nhẹ cánh bay
(Theo chân Bác-Tố Hữu)
Phần
d:
Qua
sông nhớ mãi con đò,
Chiều quê nắng nhạt, cánh cò nhẹ tênh;
Mây xanh dăm vệt bồng bềnh,
Cánh diều ai thả chung chênh cuối làng.
***
Mát hơn ca dao là bến nước làng tôi
Nơi con đò đưa khách qua sông êm
như đưa võng
Nơi tiễn những con thuyền ra biển rộng
Nơi tôi sinh ra trong khúc hát đò
đưa…
(Bến quê-Tạ Hữu Yên)
***
Cây
đa, bến nước, mái đình,
Nghìn năm sâu đậm nghĩa tình quê hương.
(Ca dao)
Bài tập 2:
Vận
dụng những dẫn chứng trên để đưa vào một đoạn văn nghị luận mà em yêu thích.
Bài tập 3: Sưu tầm dẫn chứng mở rộng để đưa vào bài văn nghị
luận về các tác phẩm truyện và thơ trong chương trình Ngữ văn lớp 9.
Bài tập 4:
a.Viết
đoạn văn bình một khổ thơ mà em yêu thích, trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương và chỉ rõ đoạn văn đã vận dụng cách
đưa dẫn chứng nào?
b.Viết
đoạn văn nghị luận về một vấn đề văn học mà em yêu thích đưa dẫn chứng bằng
cách không trùng với 4 cách đã nêu.
VIẾT
BÀI KIỂM TRA
Gợi ý một số đề bài tham khảo:
Đề 1:Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
của Thanh Hải để thấy được “Khát vọng
dâng hiến một mùa xuân vĩnh hằng”
Đề 2: Nhà thơ Phạm Tiến Duật đã viết Chỉ
cần trong xe có một trái tim trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính khép lại bao nhiêu khó khăn gian
khổ một thời đánh giặc.
Trình bày suy nghĩ của em về sức mạnh
của tình yêu nước.
(Đề thi chọn HSG lớp 9 năm 2006 – 2007 của SGD & ĐT Hải Phòng)
Đề 3: Phân tích vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ ''Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ'' của Nguyễn Khoa Điềm.
Đề 4: Từ bài thơ ''Con
cò '' của Chế Lan Viên, hãy phát biểu suy nghĩ về tình mẹ và lời ru của mẹ.
Đề 5: Phân tích bài thơ “Viếng
lăng Bác” để thấy được tấm lòng thành kính thiết tha của nhà thơ đối với
Bác.
Đề 6: Phân tích vẻ đẹp thiêng liêng của tình mẫu tử trong
bài thơ ''Mây và sóng'' của nhà thơ Ta-go.
Đề 7: Phân tích tâm trạng và suy nghĩ của nhân vật Nhĩ về
bãi bồi bên kia sông.(Bến quê – Nguyễn
Minh Châu)
Đề 8: Cảm nhận của em về vẻ đẹp của ba cô gái trong truyện
ngắn ''Những ngôi sao xa xôi'' của Lê Minh Khuê.
Đề 9: Phân tích nghệ
thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn
Du qua đoạn trích “Kiều ở Lầu Ngưng
Bích”.
Đề 10: Những ngôi sao xa xôi - hình ảnh đẹp của thế hệ trẻ
Việt Nam
thời chống Mỹ.
Đề 11: Chiếc lược ngà
của Nguyễn Quang sáng là chiếc lược
của tình phụ tử.
Đề 12: Cảm nhận vẻ đẹp của hình ảnh nắng trong những câu thơ
sau:
Ông trời nổi lửa đằng đông Nắng ửng chòm tre gió thoảng đưa
Bà
sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay Búp non thắp sáng lá cành thưa
Bố em xách điếu đi cày Chim
mang tiếng hót ra hong nắng
Mẹ
em tát nước nắng đầy trong khau.
Tơ nhện vương sương
trắng cỏ bờ
(Buổi sáng nhà em – Trần Đăng Khoa)
(Sang xuân – Hoàng Tố Nguyên)
Nắng
tần ngần trên nón trắng chênh chao Sao anh không về chơi thôn vĩ?
Nghe
gót bước biết lòng biêng biếc lám Nhìn nắng hàng cau nắng mới
lên
(Ghi chép về chiều – Thi Hoàng) (Đây thôn vĩ dạ - Hàn Mặc Tử)
III.TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngữ văn 9 – tập 2 – sách giáo viên, NXB Giáo dục.
2. Văn học và tuổi trẻ, năm 2008 – NXB Giáo dục – Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
3. Muốn viết được bài văn hay, Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ
biên),Đỗ Ngọc Thống, Lưu Đức Hạnh - NXB Giáo dục.
4. Nghị luận văn chương; Trần Văn Sáu – Đặng Văn
Khương, NXB Trẻ TP. Hồ Chí Minh.
5. Tư liệu Ngữ văn 9; Đỗ Ngọc Thống( chủ biên), NXB
Giáo dục.
BÀI
TẬP BỔ SUNG
Bài 1: Nhận xét cách đưa dẫn chứng trong các đoạn văn sau?
Đoạn
1:Khi bình về khách viễn phương – Mã
Giám Sinh (Truyện Kiều của Nguyễn Du) Vũ Hạnh đã viết:
“Mảnh áo thướt tha của kẻ nhàn du tìm về người đẹp xui ta
nghĩ đến một chàng Kim Trọng “Vào trong
phong nhã ra ngoài hào hoa”Ai bảo trong người của khách viễn phương chẳng
có được mấy phần trăm kẻ sĩ? Tấm lòng rộng mở “Sắm sanh nếp tử xe châu” của gã tình nhân chậm trễ khiến ta nhớ lại
một chàng họ Thúc cuồng si. Ai bảo trong tâm hồn khách chẳng có ít nhiều một gã
phú thương quen thói bốc trời?”
(Đọc lại Truyện Kiều – Vũ Hạnh)
Đoạn
2:
Tình yêu, hạnh phúc chỉ thực sự
có được khi ta biết cất công kiếm tìm, vun đắp. Bởi vì:
Hạnh phúc như
ngọc trong đá
Hạnh phúc như
ngọc trong hoa
Không đến với
ai hời hợt đi qua
Chỉ đến với ai
nhọc nhằn tìm thấy.
Chỉ
khi nào ta đã từng vượt qua những bước chông chênh của cuộc hành trình, ta mới
thấy được niềm vui đến đích. Chỉ khi ta vượt qua phong ba bão táp, ta mới biết
trân trọng sự bình yên. Trong tình yêu thương cũng vậy, khi ta đã yêu thương
thật lòng, yêu thương chân thành, ta mới biết giữ gìn bão vệ sự chân thật,
trong sáng, lâu bền trong tình yêu thương ấy. “Cái gì xuất phát từ trái tim sẽ đến với trái tim” – tình bạn, tình
yêu, sự bình yên trong tâm hồn là những điều vô giá, lẽ nào lại bán, lại mua?
Và hạnh phúc có lẽ nào lại đến với những tâm hồn khép kín, hời hợt với cuộc
sống?
(Nguyễn Ngọc Như Thảo – Ý nghĩa triết lí của một bài thơ)
Bài 2:
Viết một bài văn ngắn nêu cảm nhận
của em về đoạn thơ sau và giải thích cách đưa dẫn chứng trong bài viết.
Phận hoang đâu
dám mộng mơ
Chỉ là hoa dại
bên bờ sông thôi
Ngỡ là kiếp cỏ
nhỏ nhoi
Mà sao thách
đố cả trời bão giông…
(Hoa
dại – Nguyễn Thanh Tùng)
Bài 3:
Câu
a
Chọn dẫn chứng sau làm dẫn chứng mở
rộng để đưa vào một đoạn văn nghị luận về truyện ngắn Làng của Kim Lân.
***
Xa quê hương
mới hiểu người biệt xứ
Trên đời này
thà mất đi nhiều thứ
Không đau gì
bằng nỗi thiếu quê hương
(Diệp Minh Tuyền)
***
Quê hương ơi
tất cả ở trong tôi
Cái miền đất
của những người lam lũ
Có lúa ngô
nhọc nhằn theo mùa vụ
Uống mồ hôi mà
khôn lớn cho người.
(Quê hương – Bút nhóm Ban Mai Xanh)
Câu b
Dựa
vào nội dung bài thơ Con cò của chế Lan Viên, viết một đoạn văn nghị
luận với chủ đề “Những lời ru như cánh cò
vỗ mãi”;chọn dẫn chứng sau đây làm dẫn chứng mở rộng.
***
Con đếm được những đoạn đường đi qua
Đếm những buồn
vui dại khờ tuổi trẻ
Đếm tất cả
những gì trên đời này có thể
Duy chỉ một
điều không đếm nổi, mẹ ơi!...
(Ngô
Thị Thanh Nhàn, Văn nghệ trẻ, số 31, 3-8-2003)
***
Cái
cò sung chát… đào chua…
Câu ca mẹ hát gió đưa về trời
Ta
đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru
(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa – Nguyễn Duy)
***
Mai
này con lớn con khôn
Chân đi muôn
dặm-con còn nghe ru.
(Vũ Quần Phương)
Mẹ ru con ngủ êm êm
Nhơ ru vũ trụ
ngủ trên tay mình.
(Anh Thơ)
TƯ LIỆU THAM KHẢO
(Một số đoạn văn nghị luận
văn học hay)
1."Thơ là tình cảm là cảm xúc.Thơ không lấy việc tả làm
chính, không cạnh tranh với văn xuôi về lượng chi tiết, nhưng thơ không chỉ
không cần đến chi tiết, có điều chi tiết trong thơ phải là những chi tiết chọn
lọc ở mức nghiệt ngã nhất. Nó cần cái tinh chất của cuộc sống. Sự chọn lọc này,
chủ yếu là sự chọn lọc của trái tim. Chi tiết trong thơ phải là những chi tiết
biểu hiện nhất, có khả năng rung động được lòng người, gợi được những liên
tưởng sâu xa ''Vai áo bạc quàng súng trường'' là thuộc loại những chi tiết như
thế.''
(Trích Những bài thi chọn học sinh giỏi văn toàn quốc - Nguyễn Sĩ Bá)
2. ''Cuộc sống với những hiện thực phong phú, phức
tạp vừa là đối tượng hướng tới, vừa là nguồn mạch nuôi dưỡng văn học.Quay lưng
lại với cuộc sống, mãi mê với chuyện đúc chữ, luyện câu, mọi giá trị văn chương
chỉ là thứ kĩ xảo, vờn vẽ. Lục Du người đã viết hàng ngàn câu thơ, lúc sắp mất
trối lại cho con, lời trăng trối mang sức nặng chiêm nghiệm của một hồn thơ tài
năng, đi trọn cuộc đời mới thấu hiểu nổi
cái lẽ: ''Công phu của thơ là ở ngoài thơ''. Thì ra, sức nặng của trang thơ, của
những con chữ lại chính là ở cuộc đời đầy nắng gió ngoài kia. Nhà thơ phải đến
đó, phải tìm đến đó để ngòi bút viết lên từ thứ mực chưng cất từ chính cuộc đời
đầy phức tạp, bộn bề bao âm thanh của mọi số phận. Văn học ra đời từ cuộc sống
một cách tự nhiên như đã trở thành qui luật thông lệ, nó quay trở về để khám
phá, thể hiện lại cuộc sống.''...
(Trích Những bài thi chọn học sinh giỏi văn toàn quốc - Nguyễn Sĩ Bá)
3. Sống
trong dòng chảy ngọt ngào của thơ ca, con người tắm mình trong tình cảm của nhà
thơ và của chính mình.Thơ ca thấm vào lòng người đọc bởi những cảm xúc trực
tiếp và nhiều mối liên tưởng kín đáo, bằng ý tứ sâu xa và sức quyến rũ của tiết
tấu, thanh điệu...Tất cả, tất cả cùng một lúc ùa vào, tràn ngập trong lòng
người đọc, xóa đi hay khắc sâu thêm những tình cảm con người: Những nhỏ nhen
ích kỉ bị loại bỏ, những gì đẹp đẽ, cao quí được tôn lên.Tâm hồn của con người
sống với thơ sẽ được thanh lọc (Aristôt)
để trở nên trong sáng hơn, cao thượng hơn.Sống với thơ, con người sẽ tìm được
sự yên tĩnh trong tâm hồn, sẽ được nghỉ ngơi, nhưng cũng chính lúc đó, con
người tiếp tục cuộc hành trình lên đường đời để lớn hơn, khôn hơn...
(Trích
-Bài giải nhất kì thi chọn học sinh giỏi toàn quốc năm học 1986-1987)
4. ''Văn Nguyên Hồng bao giờ cũng lấp lánh sự
sống. Những dòng chữ đầy chi tiết cứ cựa quậy, phập phồng. Một thứ văn bám riết
lấy cuộc đời, quấn quýt lấy con người.Người ta thường nói nhà văn, nhà thơ cần
có ba yếu tố chủ quan:Tài, trí và tâm. Có cây bút chỉ mạnh về tài, về trí.Đọc
Nguyên Hồng, thấy tài và tâm, nhất là tâm, nổi lên hàng đầu. Mà ''Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài'', ở
những nhà văn chân chính xưa nay, tâm bao giờ cũng là cái gốc.Tài và trí chỉ là
cành, là ngọn. Nguyên Hồng viết văn như là đặt luôn cái ''tâm'' nóng hổi của mình trên trang sách. Nếu cần nói thật khái
quát một cái gì chung nhất cho mọi chủ đề tác phẩm của Nguyên Hồng, đó là lòng
nhân đạo, một chủ nghĩa nhân đạo bao giờ cũng thống thiết mãnh liệt.''
(Nguyễn
Đăng Mạnh,Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, NXBGiáo dục,2002)
5. “Chỉ
cần chúng ta có một trái tim đôn hậu, một trái tim mẫn cảm, một trái tim chân
thành để xem xét mọi sự vật trên thế giới, thì các sự vật này cũng sẽ nảy sinh
biến hóa lớn trong lòng chúng ta.Tình trạng này đúng như Lưu Hiệp đã nói: ''Lên non thì tình đầy non ,ngắm biển mà ý tràn khắp biển.'' Và như vậy chúng
ta sẽ có thể có được sự cảm thụ lớn hơn, thể nghiệm nhiều hơn, và tình cảm
phong phú hơn mọi người.Tình cảm được tích lũy giàu lên sẽ là một thứ tài sản
chứa đựng trong tim ta, mãi mãi phát huy tác dụng, không chừng ngày nào đó lúc
nào đó, do rung cảm này mà dẫn tới nguồn cảm xúc sáng tác...''
(Nguyễn
Quốc Siêu)
6.
''Tình cảm dồi dào có thể khiến độc giả hiểu rõ cái lí, rung cảm cái tình.Tác
dụng chủ yếu của văn nghị luận là ở chỗ thuyết phục con người, tức là làm cho
họ hiểu rõ cái lí, vấn đề phân tích sâu sắc, lí lẽ trình bày rõ ràng thì người
ta sẽ tin theo.Thế nhưng lí tính thường là khô khan, vô vị và lạnh lùng, thiếu
sức truyền cảm. Nếu như trong làm văn nghị luận mà chú ý đến sắc thái tình cảm
sẽ nảy sinh các tình huống khác nhau.Tức là trong nghị luận tràn đầy tình cảm
thì trong tình cảm cũng lại ẩn chứa cái triết lí.Và thế là trong lí có tình, trong
tình có lí và đạt được mục đích làm cho người đọc hiểu rõ cái lí và rung động
trước cái tình. Đọc những bài văn như thế sẽ khiến ta tiếp thụ hai tầng giáo
dục, từ đó tin theo một cách mãn nguyện.''
(Nguyễn Quốc Siêu)
(Chuyên đề được hoàn thiện trên cơ sở nội dung đề xuất
tại văn bản“Nghị luận văn học và một số
cách đưa dẫn chứng trong bài văn nghị luận văn học”của tác giả: Đoàn Thị Nhung – Giáo viên trường THCS
Nguyễn Viết Xuân, Phòng GD&ĐT Tiên Phước)
Bạn muốn làm minh chứng thì phải là tài liệu gốc của sở GD thì làm sao tôi có thể gửi cho bạn được đây?
Trả lờiXóaChào em! số ĐT của cô: 01683691067 - hẹn gặp!
Trả lờiXóa