Thứ Bảy, 29 tháng 4, 2017

Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017

THÁNG CỦA NGƯỜI TA

Tiễn tháng Tư đi
Ta giữ lại cho mình nỗi nhớ
Hoa sưa vàng duyên nợ
Sao cứ bận lòng 
Với Tháng của người ta...?
HBT

Chủ Nhật, 23 tháng 4, 2017

BÀI GIẢNG SÁNG NAY

Bài giảng sáng nay
Cô đã đổi bằng bao đêm thức trắng
Sân trường đầy nắng
Lớp học lặng im
Một mảnh đời đến với những trái tim
Những ánh mắt tròn xoe
Cảm thông và chia sẻ
Tiếng trống nhẫn tâm
Hẹn cùng em trang mới 
Hết đau buồn ta lại đến yêu thương
 HBT 20.4.17


Thứ Bảy, 22 tháng 4, 2017

ĐỘNG TỪ

Vấn đề phạm trù vị từ trong tiếng Việt

Thảo luận
Ngữ pháp chức năng gộp cả động từ và tính từ vào chung một nhóm là vị từ.Anh (chị) hãy nêu ý kiến của mình?
Trong nhiều ngôn ngữ trên thế giới, ngoài từ loại cơ bản là danh từ, có hai từ loại cơ bản khác là động từ và tính từ. Ở tiếng Việt, ở một mức độ nhất định cũng có thể thấy có sự khác biệt giữa 2 từ loại này, nhưng bên cạnh đó, hai từ loại này bộc lộ trong tiếng Việt nhiều điểm gần gũi với nhau hơn.Trong nhiều ngôn ngữ thuộc họ Ấn - Âu, mức độ khác biệt giữa động từ và tính từ rất rõ. đặc biệt là trong hoạt động ngữ pháp của chúng, ở đó tính từ biểu lộ nhiều điểm gần gũi với danh từ hơn, mà khác biệt với động từ. Chẳng hạn ở tiếng Nga, tính từ có quan hệ chặt chẽ với danh từ, và luôn tương hợp với danh từ về các phạm trù giống. số, cách. Hơn nữa tính từ hạn chế trong vai trò làm vị ngữ độc lập (khi làm vị ngữ. tính từ cần biến đổi thành hình thức ngắn đuôi, hoặc cần có sự trợ giúp của trợ động từ).Ở tiếng Việt, tính từ và động từ gần gũi với nhau về nhiều phương diện :- Về ý nghĩa, có thể quan niệm cả hai từ loại đó đều biểu hiện ý nghĩa đặc trưng của thực thể, đối lập với danh từ là từ loại biểu hiện thực thể. Ta có sự lưỡng phân :Thực thể // Đặc trưng của thực thểDanh từ // Động từ và tính từ.- Về khả năng kết hợp trong cụm từCả hai (động từ và tính từ) đều có thể kết hợp với các nhóm phụ từ, tuy rằng động từ dễ dàng kết hợp với các phụ từ chỉ mệnh lệnh (hãy, từng, chớ) hơn, còn tính từ thì phần nhiều dễ kết hợp với các phụ từ chỉ mức độ (rất, hơi, khí, khá lắm, cực kỳ, vô cùng...) hơn.- Về khả năng đảm nhiệm các thành phần câuCả hai từ loại động từ và tính từ đều có thể đảm nhiệm được chức năng của các thành phần câu, đặc biệt là các chức năng vị ngữ. định ngữ. bổ ngữ. Hơn nữa cả hai đều có thể làm vị ngữ một cách trực tiếp. Còn danh từ, không thể làm vị ngữ trực tiếp.
VD: so sánh khả năng kết hợp từ của động từ và tính từ
VD: so sánh khả năng làm vị ngữ trực tiếp :Con ngựa ấy // đi.Con ngựa ấy// đẹp.
Chính vì sự gần gũi giữa tính từ và động từ như vậy, nên đã từng có ý kiến cho rằng trong tiếng Việt hai từ loại này nằm trong một phạm trù từ loại chung là vị từ (hoặc thuật từ). Còn trong nhiều ngôn ngữ thuộc họ Ấn - Âu thì tính từ cùng với danh từ có thể họp thành một từ loại lớn là tĩnh từ, đối lập với động từ.
Trả lời câu hỏi
Theo bạn, hai từ loại này còn có những điểm khác biệt nào?
Tuy động từ và tính từ trong tiếng Việt có sự gần gũi như vậy, nhưng chúng vẫn có những sự khác biệt. Vì vậy, trong phần lớn các công trình nghiên cứu hoặc giảng dạy tiếng Việt, động từ và tính từ vẫn được xem xét như hai từ loại riêng biệt. Giáo trình này, một mặt chỉ ra sự gần gũi của động từ và tính từ trong tiếng Việt, mặt khác vẫn thừa nhận sự khác biệt của chúng, và xem xét chúng như những từ loại riêng biệt .

Đặc điểm cơ bản của động từ

Hoạt động đọc
Cho đoạn văn sau:
“... Mặt trời lên cao dần. Gió đã thổi mạnh. Gió lên, nước biển càng dữ. Khoảng mênh mông ầm ĩ càng lan rộng mãi. Bãi vẹt đã ngập lưng lưng. Biển cả như ơ muốn nuốt tươi con đê mỏng manh như con mập đớp con cá chim nhỏ bé.
Trống giục thùng thùng. Từ hai bên, đất đơợc đổ xuống thành từng dòng.Đất cao dần, đã nổi trên mặt lòng sông thành những vệt đỏ.Sọt đất dựa vào cọc tre, cọc tre giữ chặt sọt đất. Dòng nơớc bị chặn lại.Tiếng reo hò nổi lên ầm ĩ: chúng ta thắng biển rồi. Cố lên anh em ơi!..”
( Trích “Bão biển” – Chu Văn)
Yêu cầu: . Tìm các động từ có trong đoạn văn trên.
.
“... Mặt trời lên cao dần. Gió đã thổi mạnh. Gió lên, nươớc biển càng dữ. Khoảng mênh mông ầm ĩ càng lan rộng mãi. Bãi vẹt đã ngập lương lơng. Biển cả nhươ muốn nuốt tươơi con đê mỏng manh nhươ con mập đớp con cá chim nhỏ bé.
Trống giục thùng thùng. Từ hai bên, đất đơợc đổ xuống thành từng dòng.Đất cao dần, đã nổi trên mặt lòng sông thành những vệt đỏ.Sọt đất dựa vào cọc tre, cọc tre giữ chặt sọt đất. Dòng nươớc bị chặn lại.Tiếng reo hò nổi lên ầm ĩ: chúng ta thắng biển rồi. Cố lên anh em ơi!..”
( Trích “Bão biển” – Chu Văn)
Trả lời câu hỏi
Các động từ trên có ý nghĩa khái quát là gì?
Động từ có ý nghĩa ngữ pháp khái quát là chỉ hoạt đông, trạng thái (trạng thái vật lí, tâm lí. sinh lí)
Trả lời câu hỏi
Các động từ trên thường kết hợp với những từ loại nào?
Chúng có khả năng kết hợp với các phó từ, đặc biệt là, khác với các tính từ chúng có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ mệnh lệnh (hãy đừng, chớ). Nói khác đi. động từ có khả năng làm thành tố chính của cụm từ chính phụ, mà các thành tố phụ tiêu biểu của nó là các phụ từ, trong đó có các phụ từ chỉ mệnh lệnh.
Trả lời câu hỏi
Các động từ (cụm động từ) nêu trên thường giữ chức vụ gì trong câu?
- Ở trong câu, động từ đảm nhiệm được chức năng của các thành phần câu, thành phần phụ cũng như thành phần chính. Riêng chức năng vị ngữ, động từ có thể đảm nhiệm được một cách trực tiếp.
Đôi khi , động từ có thể đảm nhiệm chức vụ chủ ngữ , hoặc làm vị ngữ mà vẫn cần có từ là ( khi câu thể hiện một điều suy luận ).
Chức năng tiêu biểu nhất của động từ trong câu là vị ngữ. Nhưng động từ có thể hoàn thành nhiệm vụ của thành phần bổ ngữ, định ngữ, trạng ngữ và cả chủ ngữ.

Các tiểu loại của động từ

Đọc và trả lời câu hỏi
Qua việc đọc giáo trình và các tài liệu tham khảo, anh chị hãy hệ thống lại các cách phân loại động từ trong tiếng Việt.
Theo ngữ pháp chức năng, mỗi sự tình (sự thể. sự kiện) trong hiện thực mà câu phản ánh tạo nên nghĩa miêu tả của câu. Nội dung của mỗi sự tình đó có một cái lõi được biểu hiện bằng một vị từ, và có các tham tố (tham thể).Tuyệt đại đa số các vị từ được biểu hiện bằng động từ hoặc tính từ, còn các tham tố - bằng các danh từ, cụm danh từ, đại từNgữ pháp chức năng phân biệt các sự tình theo hai đặc trưng (+-động), ( + - chủ ý). Mỗi loại sự tình có một loại vị từ biểu hiện. Do đó, cùng với sự phân loại các sự tình là sự phân loại các vị từ theo hai đặc trưng ( +- động) và ( +- chủ ý). Có thể hình dung sự phân loại như sau :
Vị từ hành động : mang đặc trưng ( + động), ( + chủ ý)
Ví dụ : (tôi) đi ; (nó) học : (họ) làm việc
- Vị từ quá trình : mang đặc trưng ( + động). ( - chủ ý)
Ví dụ : (lá) rơi ; (nước) chảy(bom) nổ ; (củi) cháy
- Vị từ trạng thái : mang đặc trưng ( - động), ( - chủ ý)
Các tính từ của quan niệm truyền thống thuộc về vị từ trạng thái.
Ví dụ : (núi) cao ; (ao thu) lạnh lẽo(tay) mỏi ; (đầu) nhức
Vị từ tư thế : mang đặc trưng ( - động), ( + chủ ý)
Ví dụ : (con nhỏ) nằm ; (họ) quỳ ; (đứa bé) đứng.
* Có tác giả phân loại động từ thành 2 mảng lớn: Nội động từ và ngoại động từ.
*Có tác giả phân loại động từ theo khả năng chi phối các thành tố phụ đi sau.
Thảo luận
Theo anh chị, ở góc độ giảng dạy ngữ pháp trong nhà trường phổ thông, quan điểm nào là phù hợp?
Phân loại theo khả năng dùng độc lập trong câu và khả năng chi phối đối với các thành tố phụ đi sau: Các động từ thường không dùng độc lậpĐó là các động từ thường không dùng một mình để làm thành phần câu, mà phải dùng với một từ khác (có cả động từ khác) hoặc một cụm từ đi sau làm thành tố phụ.
Tính chất không độc lập của động từ nhóm này không phải hoàn toàn tuyệt đối. Trong những điều kiện về ngữ cảnh và văn cảnh nhất định. động từ không độc lập vẫn có thể dùng một mình làm thành phần câu.
Nhóm động từ tình thái : chỉ sự cần thiết (cần, nên, phi, cần phi....), chỉ khả năng (có thể, không thể, chẳng thể, chưa thể), chỉ ý nghĩa tình thái về ý chí (định, toan, dám, quyết, nỡ,...), chỉ tình thái nguyện vọng, mong muốn (mong, muốn, ước…), chỉ tình trạng tiếp thụ chịu đựng (bị. được, phải. mắc,...)
VD: Anh nên giữ sức khoẻ .Tôi không thể nói với anh dượcHọ phải làm việc mười hai tiếng một ngày.
Nhóm động từ chỉ sự biến hoá : hoá, thành, biến thành, hoá thành, trở nên , trở thành , hoá ra, sinh ra, . . .
VD: Nó đã trở thành người tốtAnh ấy sinh ra lười biếng.
Nhóm động từ chỉ diễn tiến của hoạt động: bắt đầu, tiếp tục, thôi, ngừng, bỏ, kết thúc,…
VD:Tôi mới bắt đầu công việc.Nó đã bỏ học.Anh ấy thôi làm việc ở đây rồi.
Nhóm động từ quan hệ :+ Quan hệ đồng nhất : là, làm+ Quan hệ sở hữu, sở thuộc : có, gồm, thuộc về, thuộc, bao gồm,.+ Quan hệ so sánh : như, bằng, hn, kém, giống, khác, tựa, y như, hệt như+ Ngoài ra còn một số loại quan hệ khác như quan hệ sự vật - chất liệu ( bằng ), quan hệ sự việc - nguyên nhân (vì, tại, bởi, do,nhờ…), quan hệ sự kiện - mục đích (để, cho, đặng)
Động từ độc lập Đó là các động từ có thể được dùng một mình trong một chức năng cú pháp của câu.
Nội động từ (động từ vô tác ) - Ý nghĩa : chỉ hoạt động, trạng thái tự thân, không tác động đến một đối tượng nào khác.- Hình thức kết hợp : ở trong câu, chúng không thể có thành tố phụ chỉ đối tượng chịu sự tác động.
VD : đi, đứng,nằm, ngồi, nghỉ, nghỉ ngơi, lo lắng, hồi hộp
+ Nhóm chỉ tư thế : đứng, nằm, ngồi, quỳ,...+ Nhóm chỉ sự tự di chuyển : đi, chạy, bò, bay, nhảy, bơi, lăn, lê, trườn….Trong nhóm này có các động từ chỉ sự tự di chuyển có hướng : ra, vào, lên, xuống, sang, qua, về, lại, đến, tới, lui, tiến...+Nhóm động từ chỉ quá trình : chảy, rơi, cháy, rụng, úa, héo, chết , sống,…+ Nhóm chỉ trạng thái tâm lí, sinh lí : băn khoăn, hồi hộp, lo sợ, đau đớn, mỏi mệt, ray rứt, thao thức…+ Nhóm chỉ trạng thái tồn tại : có, còn, mất, hết,mọc, lặn, tàn, tan, tan tác…
Ngoại động từ (động từ chuyển tác )- ý nghĩa : chỉ những hoạt đông có chuyển đến, tác động đến một đối tượng nào đó.- hình thức kết hợp : khi dùng trong câu, các động từ này thường đòi hỏi thành tố phụ chỉ đối tượng chịu sự tác động.
VD : (động từ + thành tố phụ chỉ đối tượng) đá bóng, xây nhà, diệt giặc, phá hàng rào, kiến thiết đất nước, lập chính quyền. xây dựng quan điểm tư tưởng,
+ Các động từ tác động : chỉ hành động tác động vào đối tượng. hoặc làm hình thành đối tượng , hoặc huỷ diệt đối tượng hay làm biến đổi đối tượng
VD : đánh người ,đóng một cái tủxé rách quyển sách
Sau các động từ này luôn có thành tố phụ chỉ đối tượng.
+ Các động từ chỉ sự di chuyển đối tượng trong không gian.
VD: kéo thuyền (vào bờ);ném đá (vào cửa sổ).
Sau các động từ này, ngoài bổ ngữ chỉ đối tượng còn có bổ ngữ chỉ hướng và đích di chuyển.
+ Các động từ chỉ hoạt động phát nhận (cho, lấy) như : cho, tặng, trả, vay, lấy cướp, hiến dâng, thí biếu, thu, nộp, lấy trộm, lấy cắp,…
Đó là các hoạt động cho ai cái gì, hoặc nhận của ai cái gì.Trong câu, các động từ này đòi hỏi hai thành tố phụ đi sau để được trọn nghĩa : thành tố phụ chỉ vật nhận(hoặc vật phát )và thành tố phụ chỉ kẻ được nhận hoặc chịu tổn thất (kẻ phát )
VD:Nó cho tôi cái bút.Họ mượn thư viên rất nhiều sách.Anh ấy chuyển bức thư cho tôi.
+ Các động từ chỉ hoạt động nối kết các đối tượng(ít nhất là hai) như : nối, hoà, trộn , pha, liên kết, kết hợp, hợp nhất, thống nhất, sáp nhập,…
Chúng đòi hỏi hai thành tố phụ chỉ các đối tượng được nối kết với nhau.
VD: Tôi trộn bột với đườngNó pha sữa với cà phê.Tôi nối điểm A với điểm B,
+ Các động từ chỉ hoạt động cầu khiến, sai khiến như : bắt, sai, khiến, mời, đề nghị, yêu cầu, khuyên bảo, rủ, lệnh, cử, cắt, bảo,…
Đây là các hoạt động tác động đền một đối tượng khác và khiến đối tượng này phải thực hiện (hoặc không thực hiện ) một hành động , hay phải chuyển sang một trạng thái nào đó.Vì vậy trong câu, động từ loại này đòi hỏi hai thành tố phụ để trọn nghĩa : - Thành tố phụ thứ nhất chỉ đối tượng chịu sự sai khiến, thường được biểu hiện bằng danh từ (cụm danh từ) hoặc đại từ.- Thành tố phụ thứ hai chỉ nội dung sai khiến. thường được biểu hiện bằng động từ (cụm động từ).Chúng trả lời cho các câu hỏi sai khiến ai?, làm gì '?
Ví dụ : Nó bảo tôi làm việc này.Ông yêu cầu cơ quan cấp nhà ở.Chúng tôi mời anh đến chơi.Chị khuyên tôi đừng đến.
Hoạt động sai khiến, cầu khiến có thể có nhiều mức độ khác nhau : bắt - yêu cầu đề nghị - mời - khuyên....Gần với hoạt động sai khiến là hoạt động gây khiến : gây ra cho đối tượng một trạng thái nào đó, một hệ quả nào đó. Các động từ gây khiến cũng đòi hỏi hai thành tố phụ đi sau, nhưng thành tố phụ chỉ đối tượng có thể biểu hiện các vật.Ví dụ : Nó bẻ cái bút gãy làm đôi.Tôi chặt khúc cây làm hai đoạn.Họ chia số hàng hoá đó thành hai phần.
+ Các động từ chỉ hoạt động đánh giá đối tượng. Các động từ này cũng đòi hỏi hai thành tố phụ đi sau :- Thành tố phụ chỉ đối tượng chịu sự đánh giá, thường được biểu hiện bằng danh từ (cụm danh từ) hoặc đại từ.- Thành tố phụ chỉ nội dung đánh giá, thường được biểu hiện bằng các kết cấu : là (làm) + danh từ (cụm danh từ), hoặc tính từ (cụm tính từ)
Ví dụ : cho, gọi, coi, công nhận, tôn, bầu, thừa nhận, đánh giá,...Lão gọi con chó là Cậu vàng.Chúng tôi bầu ông ấy làm chủ tịch.Họ công nhận anh ấy rất tích cực
+ Các động từ chỉ các hoạt động cảm giác, tri giác, nhận thức, suy nghĩ, nói năng: biết, nghĩ, nói, nhận thấy, thấy, phát biểu,...
Các động từ này có thể chỉ có thành tố phụ chỉ đối tượng đi sau (được biểu hiện bằng danh từ, cụm danh từ, đại từ), chẳng hạn :Tôi biết nó.Tôi thấy cái ô tô.Nhưng các động từ này có thể có thành tố phụ chỉ nội dung cảm nghĩ nói năng. Loại thành tố phụ này có đặc điểm :- Có cấu tạo là một cụm chủ vị ;- Có thể liên kết với động từ nhờ các quan hệ từ như rằng hoặc là.Ví dụ :Tôi biết là nó đi vắng.Nó thấy rằng cái ô tô chở đầy hàng.Ông tuyên bố rằng nó vô tội.

Thứ Ba, 18 tháng 4, 2017

LUẬT BÙ TRỪ

Ông trời không mang cho mình khó khăn, sao mình có thể nhìn thấu lòng người; 
ông trời không mang cho mình thất bại, sao mình có thể phát hiện người bên cạnh mình là thật hay giả; 
ông trời không bắt mình cô độc, sao mình có thể xét lại mình; ông trời không phái quân tử và tiểu nhân tới cuộc đời của mình, sao mình hiểu được cách nâng cao trí tuệ! 
Ông trời công bằng với tất cả mọi người, có người khiến mình khóc 😥, thì nhất định sẽ có người làm cho mình cười.
Và ta gọi đó là luật bù trừ ...phải không...?
🙂
H
HBT


Thứ Năm, 6 tháng 4, 2017

THƯA THẦY

Thưa Thầy
Thưa thầy, bài học chiều nay
Con bỏ quên ngoài cửa lớp
Dưới gốc phượng già, nằm nghe chim hót
Con hóa mình thành bướm và hoa
Thưa thầy bài tập hôm qua
Con bỏ vào ngăn khóa kín
Mải lượn lờ theo từng vòng sóng
Cái ngã điệu đàng, sân trượt patin

Thưa thầy, bên ly cà phê đen
Con đốt thời gian bằng khói thuốc
Sống cho mình và không bao giờ mơ ước
Mình sẽ là ai ? Tôi sẽ là ai ?

Thưa thầy, qua ngõ nhà thầy khuya nay
Con vẫn thấy một vầng trăng ấm sáng
Thầy ngồi bên bàn phẳng lặng
Soạn bài trong tiếng ho khan

Thưa thầy, cho là nhận: điều giản đơn
Sao con học hoài không thuộc
Để bây giờ khi con hiểu được
Biết làm sao tạ lỗi cùng thầy!
                                                             Tạ Nghi Lễ


Thứ Hai, 3 tháng 4, 2017

Chủ Nhật, 2 tháng 4, 2017

Vùng lá me bay - karaoke (beat chuẩn)

NHẪN

Lâu nay quên mất chữ này



[Văn 9] "Cảnh ngày xuân" ( Trích "Truyện Kiều" - Nguyễn Du)

I. Tìm hiểu chung:
1. Vị trí đoạn trích: Đoạn trích nằm ở phần đầu “Truyện Kiều”. Sau khi giới thiệu gia cảnh và tài sắc chị em Thúy Kiều, Nguyễn Du trình bày bối cảnh Thúy Kiều gặp nấm mồ Đạm Tiên và gặp Kim Trọng. Đó là cảnh ngày xuân trong tiết Thanh minh,chị em Kiều đi chơi xuân. Cảnh ngày xuân cứ hiện dần ra theo trình tự cuộc “bộ hành chơi xuân” của chị em Thúy Kiều.
2. Bố cục đoạn trích:
- Bốn câu đầu: Khung cảnh mùa xuân
- Tám câu tiếp: Khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh
- Sáu câu cuối: Cảnh chị em Kiều du xuân trở về.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Khung cảnh mùa xuân:
- Hai câu thơ đầu vừa gợi tả thời gian, vừa gợi tả không gian mùa xuân:
+ Câu thơ thứ nhất “Ngày xuân con én đưa thoi” vừa tả không gian: ngày xuân, chim én bay đi bay lại,chao liệng như thoi đưa; vừa gợi thời gian: ngày xuân trôi nhanh quá, tựa như những cánh én vụt bay trên bầu trời.
+ Câu thơ thứ hai “Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi” vừa gợi thời gian: chín chục ngày xuân mà nay đã ngoài sáu mươi ngày (tức là đã qua tháng giêng, tháng hai và đã bước sang tháng ba); vừa gợi không gian: ngày xuân với ánh sáng đẹp, trong lành (thiều quang)
- Hai câu thơ sau là một bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân với hai sắc màu xanh và trắng:
+ Chữ “tận” mở ra một không gian bát ngát, thảm cỏ non trải rộng đến tận chân trời làm nền cho bức tranh xuân.
+ Trên nền màu xanh non ấy điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng . Không gian như thoáng đạt hơn, trong trẻo, nhẹ nhàng và thanh khiết hơn. Chỉ bằng một từ "điểm", nhà thơ đã tạo nên 1 bức tranh sinh động hơn, cảnh vật có hồn hơn, chứ không tĩnh tại, chết đứng.Cách thay đổi trật tự từ trong câu thơ làm cho màu trắng hoa lê càng thêm sống động và nổi bật trên cái nền màu xanh bất tận của đất trời cuối xuân.
=> Mùa xanh của cỏ non và sắc trắng của hoa lê làm cho màu sắc có sự hài hòa tới mức tuyệt diệu. Tất cả đều gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân: mới mẻ, tinh khôi, tràn trề sức sống (cỏ non); khoáng đạt, trong trẻo (xanh tận chân trời); nhẹ nhàng, thanh khiết (trắng điểm một vài bông hoa).
=> Bằng một vài nét chấm phá, Nguyễn Du đã phác họa nên 1 bức tranh xuân sinh động, tươi tắn và hấp dẫn lòng người.
2. Khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh:
- Trong tiết Thanh minh có hai hoạt động diễn ra cùng một lúc: đi tảo mộ ( lễ) và đi chơi xuân ở chốn đồng quê (hội).
- Tác giả sử dụng một loạt các từ hai âm tiết ( cả từ ghép và từ láy) để gợi lên không khí lễ hội thật tưng bừng, rộn rã:
+ Các danh từ: “yến anh”,”chị em”,”tài tử”,”giai nhân”,”ngựa xe”,”áo quần”… -> Gợi tả sự đông vui, nhiều người cùng đến hội.
+ Các động từ: “sắm sửa”,”dập dìu”,… -> Gợi tả sự rộng ràng, náo nhiệt của ngày hội.
+ Các tính từ: “gần xa”,”nô nức”… -> Tâm trạng của người đi hội.
 - Cách nói ẩn dụ: “Gần xa nô nức yến anh” gợi lên hình ảnh những nam thanh nữ tú, những tài tử giai nhân, từng đoàn người nhộn nhịp đi chơi xuân như chim én, chim oanh bay ríu rít.
- Qua cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều, Nguyễn Du đã gợi lên một tập tục, một nét đẹp truyền thống của văn hóa lễ hội xa xưa. Cáctrang tài tử  giai nhân vui xuân mở hộinhưng không quên những người đã mất:
                                                           Ngổn ngang gò đống kéo lên
                                                        Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.
c. Cảnh chị em Kiều du xuân trở về:
- Cuộc vui rồi cũng đến hồi kết thúc. Sáu câu thơ cuối là cảnh chị em Thúy Kiều ra về khi trời đã xế chiều và hội đãn tan.
- Cảnh vẫn mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân: nắng nhạt,khe nước nhỏ, một nhịp cầu nhỏ bắc ngang.Mọi chuyển động đều nhẹ nhàng: mặt trời từ từ ngả bóng về tây, bước chân người thơ thẩn, dòng nước uốn quanh. Tuy nhiên, không khí nhộn nhịp , rộn ràng của lễ hội không còn nữa, tất cả đang nhạt dần, lặng dần.
- Những từ láy “tà tà”, “thanh thanh”,”nao nao”… không chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người. Cảm giác bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui xuân đang còn mà sự linh cảm về điều sắp xảy ra đã xuất hiện. “Nao nao dòng nước uốn quanh” báo trước ngay sau lúc này, Kiều sẽ gặp nấm mồ Đạm Tiên  và chàng thư sinh Kim Trọng.
III. Tổng kết:
1.Nội dung: 
- Đoạn thơ là bức tranh thiên nhiên lễ hội, mùa xuân tươi đẹp trong sáng, là một trong những bức tranh thiên nhiên tươi đẹp nhất trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du. 
2.Nghệ thuật: 
- Đoạn trích đã thể hiện bút pháp tả cảnh giàu chất tạo hình, chuyển từ miêu tả sang tả cảnh ngụ tình trong nghệ thuật miêu tả và ngôn ngữ trong sáng giàu chất thơ của Nguyễn Du.
IV. Luyện tập:
Câu hỏi :  Phân tích, so sánh cảnh mùa xuân trong câu thơ cổ Trung Quốc: “Phương thảo liên thiên bích – Lê chi sổ điểm hoa” ( Cỏ thơm liền với trời xanh – Trên cành lê có mấy bông hoa) với cảnh mùa xuân trong câu thơ Kiều của Nguyễn Du: “Cỏ non xanh tận chân trời – Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”.
Tham khảo câu trả lời sau:
Với bút pháp gợi tả, câu thơ cổ Trung Quốc đã vẽ lên được vẻ đẹp riêng của mùa xuân, có hương vị, màu sắc, đường nét. Đó là hương thơm của cỏ non (phương thảo). Đó là màu xanh mướt của cỏ tiếp nối với màu xanh ngọc của trời, cả chân trời, mặt đất đều “một màu xanh xanh” (liên thiên bích). Đó còn là đường nét của cành lê thanh nhẹ điểm vài bông hoa (sổ điểm hoa). Cảnh đẹp mà dường như tĩnh tại.
Hai câu thơ trong “Truyện Kiều”: “Cỏ non xanh tận chân trời – Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”  là bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân. Gam màu làm nền cho bức tranh xuân là thảm cỏ non trải rộng tới chân trời. Trên nền màu xanh non ấy điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng. Câu thơ cổ Trung Quốc chỉ nói cành lê điểm một vài bông hoa mà không nói tới màu sắc của hoa lê. Nguyễn Du chỉ thêm một chữ “trắng” cho cành lê mà bức tranh mùa xuân đã khác. Trong câu thơ của Nguyễn Du, chữ “trắng”  trở thành điểm nhấn, làm nổi bật thần sắc của hoa lê. Mùa xuân của cỏ non và sắc trắng của hoa lê làm cho màu sắc có sự hài hòa tới mức tuyệt diệu. Tất cả đều gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân: mới mẻ, tinh khôi,giàu sức sống (cỏ non); khoáng đạt,trong trẻo (xanh tận chân trời); nhẹ nhàng, thanh khiết (trắng điểm một vài bông hoa)

Luyện đề thi HSG Ngữ văn lớp 9 phần Nghị luận văn học

(Giới hạn kiến thức: Các tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn 9 tập I).
* Ad làm trước để các mem tham khảo. Học đến tác phẩm nào thì thử dành thời gian làm nhé!
1. Phân tích vẻ đẹp và số phận đầy bi kịch của người phụ nữ qua tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ và các đoạn trích "Truyện Kiều" của Nguyễn Du.
2. Nhận xét về đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích", có ý kiến cho rằng:
"Mỗi câu thơ như giằng xé tâm can của nàng Kiều tài hoa bạc mệnh. Lời thơ bật khóc, tiếng thơ ai oán vọng cả đất trời, nội cỏ chân mây".
Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
3. Nhận xét về đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (“Truyện Kiều” – Nguyễn Du), có ý kiến cho rằng:
“Ngòi bút của Nguyễn Du hết sức tinh tế khi tả cảnh cũng như khi ngụ tình. Cảnh không đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng. Mỗi biểu hiện của cảnh phù hợp với từng trạng thái của tình”.
Bằng tám câu thơ cuối đoạn trích, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
4. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du có viết:
"Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài"
Em hiểu như thế nào về chữ "Tâm" mà Nguyễn Du nói đến trong câu thơ trên ? Hãy làm rõ cái "Tâm" của Nguyễn Du qua các đoạn trích trong Truyện Kiều mà em đã học.
5. Hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam được thể hiện sâu sắc qua các tác phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 9.
6. "Tác phẩm nghệ thuật đạt tới cái đẹp theo nghĩa: mang được sự thật sâu xa của đời sống bên ngoài đồng thời mang được sự thật tâm tình của con người."
(Lê Đình Kỵ - Cảm nhận văn học)
Hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua một số tác phẩm văn học.
7. Trong “Truyện Kiều”, Nguyễn Du viết:
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
(“Cảnh ngày xuân”, Ngữ văn 9, tập 1)
Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.
(“Kiều ở lầu Ngưng Bích”, Ngữ văn 9, tập 1)
Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên trong từng đoạn thơ trên. Từ đó, hãy nhận xét sự khác nhau cơ bản của nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên ở hai đoạn thơ này.
8. . Vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều qua các đoạn trích "Chị em Thúy Kiều"," Kiều ở lầu Ngưng Bích"
9 . Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên của Nguyễn Du trong đoạn trích "Cảnh ngày xuân" và "Kiều ở lầu Ngưng Bích"
10. Nhân vật Lục Vân Tiên là một trong những nhân vật thể hiện lí tưởng thẩm mĩ về con người trong cuộc sống đương thời của Nguyễn Đình Chiểu.
Qua đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”, em cảm nhận được những điều gì về mẫu lí tưởng đó?
11. Trong bài “Tiếng nói văn nghệ”, Nguyễn Đình Thi có viết:
"Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được . Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi , và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc…”
Em hiểu ý kiến trên như thế nào ?
Hãy chứng tỏ rằng bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu là “Một bài thơ hay” như thế?
12. Cảm nhận của em về hình tượng anh bộ đội cụ Hồ trong hai tác phẩm “Đồng chí” (Chính Hữu) và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”(Phạm Tiến Duật)
Từ đó, em có suy nghĩ gì về dấu ấn sáng tạo nghệ thuật của mỗi tác giả?
13. Có ý kiến cho rằng:
Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận đã khắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.
Em hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ ý kiến trên.
14. Nhà thơ Huy Cận đã chỉ ra dụng ý của mình khi viết bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”:
“Bài thơ là cuộc chạy đua giữa con người và thiên nhiên và con người đã chiến thắng. Tôi coi đây là một khúc tráng ca, ca ngợi con người trong lao động với tinh thần làm chủ, với niềm vui”.
Em hãy làm sáng tỏ nhận định đó qua việc phân tích bài thơ.
15. Khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài “Đoàn thuyền đánh cá” có nhiều chi tiết, hình ảnh giống nhau. Hãy phân tích sự tương đồng và khác biệt của những hình ảnh, chi tiết ấy và nêu ý nghĩa của phép điệp ở hai khổ thơ này.
16. Nhận xét về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt, có ý kiến cho rằng:
“Có thể là bài thơ còn thiếu cái này cái nọ, nhưng phải nhận rằng, “Bếp lửa” là một bài thơ có nguồn cội, chứ không chơi vơi nửa vời…”
( Nguyễn Đức Quyền, “Bếp lửa, Những vẻ đẹp thơ”, dẫn theo “Tư liệu Ngữ văn 9”, NXB Giáo dục, 2006)
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến đó.
17.
“Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ “Bếp lửa” gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.”
Phân tích bài thơ “Bếp lửa” để làm sáng tỏ ý kiến trên.
18. Vẻ đẹp của lời ru được thể hiện qua đoạn trích sau:
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời:
-Ngủ ngoan a Kay ơi, ngủ ngoai a Kay hỡi
Mẹ thương a Kay, mẹ thương bộ đội
Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần
Mai sau con lớn vung chày lún sân…
19. Nói về vai trò của người nghệ sĩ, nhà văn Mac–xen Prut – xơ có viết:
“Thế giới được tạo lập không phải một lần mà mỗi lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo lập.”
Có người cho rằng ý kiến trên đúng với nhà thơ Nguyễn Duy qua trường hợp bài thơ “Ánh trăng”.Hãy trình bày ý kiến của em.
20. Trong bài tiểu luận “Tiếng nói của văn nghệ” Nguyễn Đình Thi viết:
“ Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh”.
( Ngữ văn 9, Tập hai,NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr. 12-13)
Bằng những hiểu biết của mình về truyện ngắn Làng (Kim Lân), em hãy làm sáng tỏ “điều gì mới mẻ”, “lời nhắn nhủ” mà nhà văn muốn đem “góp vào đời sống”.
21. Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân. Nêu một vài suy nghĩ về người nông dân Việt Nam qua nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao và nhân vật ông Hai trong sáng tác của Kim Lân.
22. Bàn về truyện ngắn, có ý kiến cho rằng :" Qua một nỗi lòng, một cảnh ngộ, một sự việc của nhân vật, nhà văn muốn đối thoại với bạn đọc một vấn đề nhân sinh."
Dựa vào "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ đề chứng minh điều đó.
23. Đoạn trích:
“Trong cái im lặng của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa mà chỉ nghe thấy tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước.”
( Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
Lời nhận xét trên là của nhân vật nào trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”? Hãy phân tích một hoặc nhiều nhân vật trong truyện ngắn để làm sáng tỏ nhận xét đó.
24. “Những điều suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có những vang âm, khơi gợi bao điều suy nghĩ khác trong óc người khác, có sẵn mà chưa rõ hay chưa được đúng.”
( Nguyễn Thành Long, “Lặng lẽ Sa Pa”).
Điều gì trong những suy nghĩ của các nhân vật trong truyện gây được ấn tượng đậm nét cho em? Nêu cảm nghĩ của em về điều đó.
25.
“Lặng lẽ Sa Pa” viết về những con người vô danh, họ đến từ những vùng đất khác nhau, làm những công việc khác nhau nhưng lại gặp nhau ở một điểm: lặng lẽ dâng cho đời tình yêu và trí tuệ”.
Phân tích truyện ngắn để làm rõ nhận định trên.
26. Trong ca khúc “Để gió cuốn đi”, cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có viết:
“Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi!”
Em hiểu gì về thông điệp ấy? Hãy tìm câu trả lời trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long.
27. Vẻ đẹp người lao động mới trong hai tác phẩm “Đoàn thuyền đánh cá” (Huy Cận) và “Lặng lẽ Sa Pa” (Nguyễn Thành Long).
28. Bàn về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt có ý kiến cho rằng:
"Bài thơ biểu hiện một triết lý thầm kín: những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người, đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời".
Bằng những hiểu biết của em về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
29. Tình yêu quê hương, đất nước qua hai tác phẩm “Làng” và “Lặng lẽ Sa Pa”.
30. Chứng kiến lần về phép thăm nhà của ông Sáu, nhân vật “tôi” trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng bày tỏ:
“Trong cuộc đời kháng chiến của tôi, tôi chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc chia tay, nhưng chưa bao giờ, tôi bị xúc động như lần ấy.”
( Nguyễn Quang Sáng, “Chiếc lược ngà”, Ngữ văn 9 tập I, NXB Giáo dục 2011).
Bằng hiểu biết về truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng, em hãy làm sáng tỏ lời tâm sự trên của nhân vật “tôi”.
Theo admin