Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2013

ĐỀ THI HSG NGU VAN 9

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
QUẢNG NAM
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS
NĂM HỌC 2012 – 2013

   Môn thi    :               NGỮ VĂN
   Thời gian : 150 phút (không kể thời gian giao đề)
   Ngày thi   : 03/4/2013


Câu I: (3 điểm)

“Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều :
- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia.  Công việc của cháu gian khổ thế  đấy chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất ... ”
                                                                 ( Nguyễn Thành Long - Lặng lẽ Sa Pa )

a.        Chỉ ra các phép liên kết câu có trong đoạn văn trên.
b.       Viết một đoạn văn ngắn khoảng 10 dòng nêu cảm nhận của em về suy nghĩ của nhân vật trong đoạn trích.
               
Câu II: (3 điểm)

                “Đọc thơ Y Phương người ta dễ bị hút hồn bởi bản sắc vùng cao rất riêng và đậm đà.”
Trình bày ngắn gọn những yếu tố nghệ thuật làm nên bản sắc vùng cao trong bài thơ Nói với con của Y Phương.

Câu III: (6 điểm)

Hãy bao dung với mọi người, trừ chính mình.
                Suy nghĩ của em về vấn đề trên.

Câu IV: (8 điểm)

                Cảm nhận về tình cảm gia đình qua hai bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt và Nói với con của Y Phương.

------------Hết---------
 
Họ và tên thí sinh: ......................................................................    Số báo danh: ..............................


SỞ GD-ĐT QUẢNG NAM                       KỲ THI HỌC SINH GIỎI – NGỮ VĂN LỚP 9
                                                          NĂM HỌC 2012 – 2013

HƯỚNG DẪN CHẤM THI
(Bản Hướng dẫn chấm thi này gồm 02 trang)
I. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững các yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm.
- Đây là kỳ thi chọn học sinh giỏi nên giám khảo cần đặc biệt lưu ý những bài làm có cảm xúc, sáng tạo, thể hiện nét riêng trong tư duy của người viết.
- Việc chi tiết hóa điểm số các ý (nếu có), phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.
II. Đáp án và thang điểm

Đáp án
Điểm


Câu I

3,0 đ
a. Phép lặp : cháu, công việc (0,5) ; phép nối : vả, huống chi (0,5) ; phép thế : như vậy (0,25) ; phép trái nghĩa : cũng nghĩ – không nghĩ (0,25)
1,5
b. Các ý chính cần thể hiện trong đoạn văn :


1,5
- Anh không cảm thấy cô đơn khi làm việc (0,5)
- Anh có ý thức trách nhiệm đối với công việc (0,5)
- Anh tìm thấy niềm vui khi làm việc (0,5)



Câu II

3,0 đ
“Bản sắc vùng cao” trong thơ Y Phương là những gì rất riêng rất đặc trưng được thể hiện trong bài thơ “Nói với con” qua các chi tiết nghệ thuật tiêu biểu làm nên sức hấp dẫn của bài thơ.

  Ngôn ngữ:  Cách dùng từ, lối phô diễn rất giản dị, mộc mạc, tự nhiên như không tìm thấy dấu vết của sự dụng công nghệ thuật nào.
1,0
Hình ảnh: phong phú, mới lạ, vừa cụ thể, vừa khái quát, vừa chân thực, vừa mang tính biểu trưng sâu sắc, có giá trị tạo hình và giàu sức biểu cảm.
1,0
 Giọng điệu: vừa rắn rỏi, vừa ấm áp như tiếng nói, hơi thở của người Tày.
1,0






Câu III

6,0 đ
 Hãy bao dung với mọi người, trừ chính mình.


1,0
1. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu bài làm chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể trình bày nhận thức của mình về vấn đề theo nhiều cách khác nhau nhưng hệ thống lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí .
Cần nêu được các ý sau:
a. Giải thích vấn đề:
- Bao dung là rộng lòng, sẵn lòng tha thứ khi người khác phạm sai lầm.
- Ý nghĩa của vấn đề: nêu lên thái độ ứng xử trong cuộc sống, trong quan hệ: với người thì rộng lòng tha thứ; với bản thân mình thì nghiêm khắc để hoàn thiện nhân cách, trau dồi trí tuệ để sống đúng, sống đẹp với cuộc đời.

1,0
b. Khẳng định vấn đề:
b.1. Tại sao phải bao dung, tha thứ với người:
- Để họ có cơ hội rút kinh nghiệm, chuộc sai lầm
- Để tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người
- Để thể hiện thái độ nhân văn trong quan hệ ứng xử ...
- Thể hiện niềm trân trọng, chưa bao giờ đánh mất niềm tin về con người.
b.2. Tại sao phải nghiêm khắc với bản thân:
- Để tránh phạm sai lầm trong giao tiếp, ứng xử công việc
- Để rút được nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống: thất bại là mẹ thành công...
- Để hoàn thiện kĩ năng sống...



2,0
c. Mở rộng vấn đề:
- Phê phán những người thiếu lòng bao dung trong ứng xử với người khác, dễ dãi với bản thân.
- Bao dung, tha thứ cho người bằng thái độ, tình cảm chân thực, nhưng cũng tránh sự dễ dãi, không giúp ích gì cho sự thay đổi của người.
- Người phạm sai lầm không chỉ nhận được sự tha thứ mà còn phải chịu trách nhiệm về những sai lầm của minh.
- Nghiêm khắc với mình không có nghĩa là mặc cảm, dằn vặt về những sai lầm đã qua mà ức chế sự vươn lên của bản thân.
- Bao dung với người, nghiêm khắc với mình cần được thể hiện rõ trong lời nói, suy nghĩ, hành động... mang tinh thần nhân văn...
- Biết sống bao dung với người và nghiêm khắc với mình thì mới thấy cuộc đời đáng yêu, đáng sống và biết sống đúng, sống đẹp với cuộc đời.



2,0












Câu IV

8,0 đ
Cảm nhận về tình cảm gia đình qua hai bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt và Nói với con của Y Phương




1,0
Yêu cầu về kĩ năng :
- Biết cách làm bài nghị luận văn học bàn về một vấn đề trong hai tác phẩm thơ.
- Kết cấu bài làm chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy.
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Yêu cầu về kiến thức :
Trên cơ sở hiểu biết về hai bài thơ đã nêu, thí sinh có thể phân tích và tổ chức bố cục theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau :
1. Giới thiệu vài nét về tình cảm gia đình qua hai tác phẩm thơ
1,0
2. Cảm nhận về tình cảm gia đình qua hai bài thơ:
4,0
2.a. Tình bà cháu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt :
- Gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ bên người bà và bếp lửa.
- Bà nâng niu, dạy bảo, chăm sóc cháu
- Tinh bà cháu gắn liền với tình làng nghĩa xóm, mở rộng ra tình yêu quê hương đất nước.
- Bà nhen nhóm ngọn lửa ước mơ, niềm tin trong tâm hồn cháu
- Cháu khôn lớn đi xa vẫn không bao giờ quên được tình bà và hình ảnh quê hương.
2,0
2.b. Tình cha con trong bài thơ Nói với con của Y Phương
- Gắn liền với tinh cảm yêu thương, gắn bó của Người đồng mình, với vẻ đẹp của quê hương.
- Cha nâng niu, dìu dắt con ngay từ những bước con chập chững vào đời.
- Cha nói với con về những phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình để khuyên con sống sao cho xứng đáng với quê hương, dân tộc.
- Cha tin tưởng con có nghị lực ý chí vươn lên trong cuộc sống để làm rạng rỡ quê hương dân tộc.
2,0
3. Đánh giá chung:
2,0
- Hai bài thơ đã thể hiện thành công vẻ đẹp của tình cảm gia đinh với những nét tương đồng và khác biệt...
- Điều đặc biệt là những tình cảm gia đình ấy gắn liền với tình yêu quê hương, đất nước, có sức nâng đỡ tâm hồn con người trên đường đời.
- Vẻ đẹp của tình cảm gia đình được khắc họa với những bút pháp nghệ thuật, ngôn ngữ thơ riêng của từng tác giả


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUẢNG NAM
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC: 2013-2014
ĐỀ CHÍNH THỨC
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian: 150 phút
Ngày thi: 8/4/2014

Câu 1: (3 điểm) Phát hiện và nêu ý nghĩa của từng phép tu từ trong khổ thơ sau:
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ)
Câu 2: ( 7 điểm)
Suy nghĩ của em về câu nói của B. Shaw:
Vũ trụ có nhiều kì quan nhưng kì quan tuyệt phẩm nhất là trái tim người mẹ.
(Theo 5000 câu danh ngôn đặc sắc, NXB văn hóa thông tin, 2005, trang 290)
Câu 3: (10 điểm)
Bàn về những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê, có ý kiến cho rằng:
Chiến tranh  làm cho tuổi trẻ dày dạn và cứng cõi hơn, nhưng vẫn không thể làm mất đi ở họ sự nhạy cảm, nét hồn nhiên và mơ mộng.
Hãy phân tích nhân vật Phương Định trong đoạn trích Những ngôi sao xa xôi (Ngữ văn 9, tập 2, NXB giáo dục, 2005) để làm sáng tỏ nhận định trên.
--------Hết -----------



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUẢNG NAM
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC: 2013-2014
ĐỀ CHÍNH THỨC
MÔN: NGỮ VĂN

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 THCS
A. Hướng dẫn chung
- Thầy cô giáo cần nắm bắt được nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá một cách tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Cần chủ động và linh hoạt khi vận dụng Hướng dẫn chấm này.
- Đặc biệt trân trọng những bài viết có cách diễn đạt chặt chẽ, mạch lạc, giàu hình ảnh và cảm xúc, có cách nhìn riêng, cách trình bày riêng nhưng hợp lí.
- Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25
B. Đáp án và  thang điểm.
Câu 1: (3 điểm) Phát hiện và nêu ý nghĩa của từng phép tu từ trong khổ thơ sau:
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
(Thanh Hải , Mùa xuân nho nhỏ)
- Phát hiện được những phép tu từ sau:
+ Ẩn dụ: Mùa xuân nho nhỏ
+ Điệp ngữ: Dù là
+ Hoán dụ: Tuổi hai mươi, khi tóc bạc
1.5
Ý nghĩa của mỗi biện pháp tu từ
+ Ẩn dụ: Mùa xuân nho nhỏ là khát vọng sống đẹp, khiêm nhường
+ Điệp ngữ Dù là nhấn mạnh hơn nữa khát vọng cống hiến chân thành tha thiết.
+ Hình ảnh Hoán dụ tuổi hai mươi, khi tóc bạc chỉ tâm niệm dâng hiến cả cuộc đời (tuổi thanh xuân và cả khi không còn trẻ nữa)
1.5
Câu 2 (7 điểm)
Suy nghĩ của em về câu nói của B. Shaw:
Vũ trụ có nhiều kì quan nhưng kì quan tuyệt phẩm nhất là trái tim người mẹ.
(Theo 5000 câu danh ngôn đặc sắc, NXB văn hóa thông tin, 2005, trang 290)
I. YÊU CẦU VỀ KĨ NĂNG
- Biết chủ động xây dựng và triển khai luận điểm cho bài văn nghị luận xã hội theo cách thức riêng. Bố cục bài viết rõ ràng, sử dụng linh hoạt các hình thức liên kết văn bản, diễn đạt mạch lạc, trình bày bài cẩn thận; lập luận chặt chẽ, thuyết phục, kết hợp thao tác lập luận để giải quyết vấn đề theo yêu cầu của đề.

II. Yêu cầu về nội dung:
Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng của mình về câu nói trên song cách hiểu và bàn luận phải xuất phát từ ý tưởng được dẫn trên đề và phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức chung của xã hội. bài làm cần đảm bảo định hướng chính sau:

1. Giải thích câu nói:
1.5
-         Kì quan là công trình kiến trúc hoặc cảnh đẹp đến mức kì lạ, hiếm thấy….
-         Tuyệt phẩm là một vật đẹp, tốt đến mức không còn có cái hơn.
-         Trái tim người mẹ là cách nói hình ảnh thể hiện tình thương yêu, đức hi sinh… của người mẹ.
-         Bằng hình thức so sánh, câu nói nhằm khẳng định tình cảm của người mẹ là vô cùng lớn lao, cao cả, đẹp đẽ…

2.  Suy nghĩ về ý kiến
4.5
-         Quan niệm của B. Shaw trong câu nói trên là một quan niệm đúng đắn và sâu sắc vì nó phù hợp với qui luật tình cảm của con người.
-         Các kì quan trong vũ trụ là sự vật hữu hình, có giá trị to lớn về mặt văn hóa, lịch sử, thẩm mỹ, kiến trúc…
-         Trái tim người mẹ và kì quan tuyệt phẩm hơn cả mọi kì quan khác bởi nó dù vô hình nhưng có giá trị tình cảm thiêng liêng. Nó được kết nên bằng tình yêu thương, sự chở che, bao dung, vị tha, nhân hậu….
-         Trong cuộc sống, đâu đó vẫn còn những người mẹ có trái tim chưa tuyệt phẩm. Đấy chỉ là hiện tượng không phổ biến, cá biệt, không thuộc về cái chung, về bản chất…

3. Bài học nhận thức và hành động
1.0
-         Câu nói của B. Shaw không chỉ có ý nghĩa giáo dục cao với mọi người mà còn nhắc nhở những ai có hành vi ứng xử sai trái với cha mẹ.
-         Cần kính yêu, báo đáp ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ

Câu 3(10 điểm)
Bàn về những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê, có ý kiến cho rằng:
Chiến tranh  làm cho tuổi trẻ dày dạn và cứng cõi hơn, nhưng vẫn không thể làm mất đi ở họ sự nhạy cảm, nét hồn nhiên và mở mộng.
Hãy phân tích nhân vật Phương Định trong đoạn trích Những ngôi sao xa xôi (Ngữ văn 9, tập 2, NXB giáo dục, 2005) để làm sáng tỏ nhận định trên.
I.                    Yêu cầu vầ hình  thức và kĩ năng
Cần xác định đúng kiểu bài nghị luận văn học. Biết triển khai bài làm theo định hướng của đề (Phân tích nhân vật để làm sáng tỏ một nhận định). Biết cách chọn lọc và phân tích dẫn chứng; vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận; kết cấu chặt chẽ, văn viết lưu loát, có hình ảnh và cảm xúc; hạn chế tối đa việc mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

II. Yêu cầu về nội dung:
Trên cơ sở những hiểu biết chung về tác giả, tác phẩm Những ngôi sao xa xôi (trích), thí sinh có thể trình bày vấn đề theo nhiều cách khác nhau, song bài làm cần thể hiện được các ý chính sau:

1. Giới thiệu, dẫn dắt vấn đề:
1.0
1. Không khí chiến tranh trong đoạn trích
- Không khí chiến tranh được tác giả tái hiện bằng những chi tiết chọn lọc, ấn tượng… gợi sự nguy hiểm và ác liệt.
- Hiện thực chiến tranh là môi trường đầy thử thách để nhân vật bộc lộ tính cách của mình.
1.0
3. Chiến tranh làm cho tuổi trẻ dày dạn và cứng cõi hơn
- Là một cô gái Hà Nội, nhưng khi vào chiến trường, Phương Định sớm quen với thử thách, dũng cảm, gan dạ, coi thường gian khổ, hi sinh (khi làm nhiệm vụ phá bom trên cao điểm…) cuộc sống chiến đấu đã tôi luyện một cô gái trẻ trở nên dạy dạn và cứng cõi .
- Biết tin tưởng và tìm đến sức mạnh đồng đội để chiến thắng bom đạn, nỗi sợ hãi và sự yếu đuối (tình cảm của Phương Định với tổ trinh sát, với đơn vị, với những người lính …). Tình đồng chí, đồng đội giúp cô gái ngày một trưởng thành hơn
3.5
4. Chiến tranh không thể làm mất đi ở họ sự nhạy cảm và nét hồn nhiên và mơ mộng.
- Thế giới tâm hồn phong phú và sâu sắc (nhạy cảm, mơ mộng, thích hát, thích làm điệu một chút trước các chàng lính trẻ; sống với kỉ niệm tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng, nhớ về những ngày tháng vô tư bên mẹ…). giữa cảnh khốc liệt của chiến trường, nét đẹp tâm hồn ấy càng thêm ngời sáng.
- Luôn quan tâm đến hình thức của mình (thích ngắm mình trong gương, ý thức về vẻ đẹp ngoại hình …). Nét kiêu kì của cô gài Hà thành vẫn vẹn nguyên nơi chiến trường khói lửa.
3.5
5. Đánh giá chung
1.0
-         Nhân vật Phương Định tiêu biểu cho phẩm chất vừa cao đẹp, vừa bình dị của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước . Từ nhân vật này có thể thấy ngòi bút Lê Minh Khuê luôn biết chắt chiu, nâng niu vẻ đẹp tâm hồn con người dù trong bất kì hoàn cảnh nào.
-         Cách chọn vai kể ở ngôi thứ nhất, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc, ngôn ngữ sinh động, cái nhìn vừa hiện thực, vừa lãng mạn của tác giả… đã góp phần làm cho nhân vật hiện ra tự nhiên, chân thực, trẻ trung, nữ tính.

Lưu ý giám khảo:
Ở câu 3, nếu bài làm của thí sinh chỉ phân tích nhân vật mà không có ý thức làm sáng tỏ nhận đinh thì sẽ không đánh giá cao.











Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét