Chủ Nhật, 2 tháng 4, 2017

Luyện đề thi HSG Ngữ văn lớp 9 phần Nghị luận văn học

(Giới hạn kiến thức: Các tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn 9 tập I).
* Ad làm trước để các mem tham khảo. Học đến tác phẩm nào thì thử dành thời gian làm nhé!
1. Phân tích vẻ đẹp và số phận đầy bi kịch của người phụ nữ qua tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ và các đoạn trích "Truyện Kiều" của Nguyễn Du.
2. Nhận xét về đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích", có ý kiến cho rằng:
"Mỗi câu thơ như giằng xé tâm can của nàng Kiều tài hoa bạc mệnh. Lời thơ bật khóc, tiếng thơ ai oán vọng cả đất trời, nội cỏ chân mây".
Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
3. Nhận xét về đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (“Truyện Kiều” – Nguyễn Du), có ý kiến cho rằng:
“Ngòi bút của Nguyễn Du hết sức tinh tế khi tả cảnh cũng như khi ngụ tình. Cảnh không đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng. Mỗi biểu hiện của cảnh phù hợp với từng trạng thái của tình”.
Bằng tám câu thơ cuối đoạn trích, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
4. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du có viết:
"Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài"
Em hiểu như thế nào về chữ "Tâm" mà Nguyễn Du nói đến trong câu thơ trên ? Hãy làm rõ cái "Tâm" của Nguyễn Du qua các đoạn trích trong Truyện Kiều mà em đã học.
5. Hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam được thể hiện sâu sắc qua các tác phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 9.
6. "Tác phẩm nghệ thuật đạt tới cái đẹp theo nghĩa: mang được sự thật sâu xa của đời sống bên ngoài đồng thời mang được sự thật tâm tình của con người."
(Lê Đình Kỵ - Cảm nhận văn học)
Hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua một số tác phẩm văn học.
7. Trong “Truyện Kiều”, Nguyễn Du viết:
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
(“Cảnh ngày xuân”, Ngữ văn 9, tập 1)
Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.
(“Kiều ở lầu Ngưng Bích”, Ngữ văn 9, tập 1)
Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên trong từng đoạn thơ trên. Từ đó, hãy nhận xét sự khác nhau cơ bản của nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên ở hai đoạn thơ này.
8. . Vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều qua các đoạn trích "Chị em Thúy Kiều"," Kiều ở lầu Ngưng Bích"
9 . Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên của Nguyễn Du trong đoạn trích "Cảnh ngày xuân" và "Kiều ở lầu Ngưng Bích"
10. Nhân vật Lục Vân Tiên là một trong những nhân vật thể hiện lí tưởng thẩm mĩ về con người trong cuộc sống đương thời của Nguyễn Đình Chiểu.
Qua đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”, em cảm nhận được những điều gì về mẫu lí tưởng đó?
11. Trong bài “Tiếng nói văn nghệ”, Nguyễn Đình Thi có viết:
"Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được . Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi , và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc…”
Em hiểu ý kiến trên như thế nào ?
Hãy chứng tỏ rằng bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu là “Một bài thơ hay” như thế?
12. Cảm nhận của em về hình tượng anh bộ đội cụ Hồ trong hai tác phẩm “Đồng chí” (Chính Hữu) và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”(Phạm Tiến Duật)
Từ đó, em có suy nghĩ gì về dấu ấn sáng tạo nghệ thuật của mỗi tác giả?
13. Có ý kiến cho rằng:
Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận đã khắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.
Em hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ ý kiến trên.
14. Nhà thơ Huy Cận đã chỉ ra dụng ý của mình khi viết bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”:
“Bài thơ là cuộc chạy đua giữa con người và thiên nhiên và con người đã chiến thắng. Tôi coi đây là một khúc tráng ca, ca ngợi con người trong lao động với tinh thần làm chủ, với niềm vui”.
Em hãy làm sáng tỏ nhận định đó qua việc phân tích bài thơ.
15. Khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài “Đoàn thuyền đánh cá” có nhiều chi tiết, hình ảnh giống nhau. Hãy phân tích sự tương đồng và khác biệt của những hình ảnh, chi tiết ấy và nêu ý nghĩa của phép điệp ở hai khổ thơ này.
16. Nhận xét về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt, có ý kiến cho rằng:
“Có thể là bài thơ còn thiếu cái này cái nọ, nhưng phải nhận rằng, “Bếp lửa” là một bài thơ có nguồn cội, chứ không chơi vơi nửa vời…”
( Nguyễn Đức Quyền, “Bếp lửa, Những vẻ đẹp thơ”, dẫn theo “Tư liệu Ngữ văn 9”, NXB Giáo dục, 2006)
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến đó.
17.
“Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ “Bếp lửa” gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.”
Phân tích bài thơ “Bếp lửa” để làm sáng tỏ ý kiến trên.
18. Vẻ đẹp của lời ru được thể hiện qua đoạn trích sau:
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời:
-Ngủ ngoan a Kay ơi, ngủ ngoai a Kay hỡi
Mẹ thương a Kay, mẹ thương bộ đội
Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần
Mai sau con lớn vung chày lún sân…
19. Nói về vai trò của người nghệ sĩ, nhà văn Mac–xen Prut – xơ có viết:
“Thế giới được tạo lập không phải một lần mà mỗi lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo lập.”
Có người cho rằng ý kiến trên đúng với nhà thơ Nguyễn Duy qua trường hợp bài thơ “Ánh trăng”.Hãy trình bày ý kiến của em.
20. Trong bài tiểu luận “Tiếng nói của văn nghệ” Nguyễn Đình Thi viết:
“ Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh”.
( Ngữ văn 9, Tập hai,NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr. 12-13)
Bằng những hiểu biết của mình về truyện ngắn Làng (Kim Lân), em hãy làm sáng tỏ “điều gì mới mẻ”, “lời nhắn nhủ” mà nhà văn muốn đem “góp vào đời sống”.
21. Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân. Nêu một vài suy nghĩ về người nông dân Việt Nam qua nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao và nhân vật ông Hai trong sáng tác của Kim Lân.
22. Bàn về truyện ngắn, có ý kiến cho rằng :" Qua một nỗi lòng, một cảnh ngộ, một sự việc của nhân vật, nhà văn muốn đối thoại với bạn đọc một vấn đề nhân sinh."
Dựa vào "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ đề chứng minh điều đó.
23. Đoạn trích:
“Trong cái im lặng của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa mà chỉ nghe thấy tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước.”
( Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
Lời nhận xét trên là của nhân vật nào trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”? Hãy phân tích một hoặc nhiều nhân vật trong truyện ngắn để làm sáng tỏ nhận xét đó.
24. “Những điều suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có những vang âm, khơi gợi bao điều suy nghĩ khác trong óc người khác, có sẵn mà chưa rõ hay chưa được đúng.”
( Nguyễn Thành Long, “Lặng lẽ Sa Pa”).
Điều gì trong những suy nghĩ của các nhân vật trong truyện gây được ấn tượng đậm nét cho em? Nêu cảm nghĩ của em về điều đó.
25.
“Lặng lẽ Sa Pa” viết về những con người vô danh, họ đến từ những vùng đất khác nhau, làm những công việc khác nhau nhưng lại gặp nhau ở một điểm: lặng lẽ dâng cho đời tình yêu và trí tuệ”.
Phân tích truyện ngắn để làm rõ nhận định trên.
26. Trong ca khúc “Để gió cuốn đi”, cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có viết:
“Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi!”
Em hiểu gì về thông điệp ấy? Hãy tìm câu trả lời trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long.
27. Vẻ đẹp người lao động mới trong hai tác phẩm “Đoàn thuyền đánh cá” (Huy Cận) và “Lặng lẽ Sa Pa” (Nguyễn Thành Long).
28. Bàn về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt có ý kiến cho rằng:
"Bài thơ biểu hiện một triết lý thầm kín: những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người, đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời".
Bằng những hiểu biết của em về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
29. Tình yêu quê hương, đất nước qua hai tác phẩm “Làng” và “Lặng lẽ Sa Pa”.
30. Chứng kiến lần về phép thăm nhà của ông Sáu, nhân vật “tôi” trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng bày tỏ:
“Trong cuộc đời kháng chiến của tôi, tôi chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc chia tay, nhưng chưa bao giờ, tôi bị xúc động như lần ấy.”
( Nguyễn Quang Sáng, “Chiếc lược ngà”, Ngữ văn 9 tập I, NXB Giáo dục 2011).
Bằng hiểu biết về truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng, em hãy làm sáng tỏ lời tâm sự trên của nhân vật “tôi”.
Theo admin

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét