Thời trai trẻ tính thích đi hoang đã để lại trong ta vết thương lòng sâu lắm.
Ngày ấy mình thích lang thang, qua đèo Le chiêm ngưỡng dòng nước Mát hoang sơ đổ về trắng xóa, rồi tiếp tục lang thang qua suối nước nóng bên kia chân đèo. Lại cứ đi mãi, ngược dòng Thu huyền thoại đặt chân lên vùng đất Khánh Bình đầy thơ mộng. Một lần như thế, tình cờ bắt gặp cái nhìn sâu hút đến nao lòng:
- Có phải anh Thiên Ân con thầy Cừ không ạ?
Như bừng tỉnh sau cơn chếnh choáng từ vẻ đẹp hoang sơ vùng thôn dã, mình ứng tiếng:
- Đúng rồi, sao biết tên mà biết đến cả cụ nhà anh vậy?
Cô gái cúi đầu cười bẽn lẽn, mái tóc xòa che khuất nửa vầng trăng.
- Ngọc Hoa con cụ Mục sư Quang đây, ngày xưa chúng mình cứ chờ mưa rào để tắm chung chứ còn gì?
- Ừ, nhớ ra rồi, thảo nào cứ như lạ như quen!
Sau hồi lâu trò chuyện, mình đề nghị cô ấy cho phép mình ghé nhà thăm hai cụ. Hai đứa thả bộ trên đường đồi, con đường như chìm trong màu sim nở tím ngát cả tầm nhìn. Căn nhà cụ Mục sư nằm chênh chếch trên sườn đồi thơm ngát mùi hương dầu chổi. Sau bao năm quê hương ly tán, cuộc hội ngộ như tắm trong tình thương mến nhớ mong. Cụ Mục sư tròn mắt ngạc
nhiên nhìn mình hỏi:
- Thằng Thiên Ân nghịch ngợm ngày xưa đã lớn thế này sao?
Hàn huyên đúng một hôm, mình xin phép ra về. Hai cụ cho Ngọc Hoa tiễn mình một đoạn. Khi đến gốc xoài đôi, điểm phải chia tay, cô ấy nhìn hai cây xoài song sinh buồn vời vợi. Hiểu được điều không thể nói, mình đặt vội lên môi cô ấy chiếc hôn vụng về. Cô ấy cười buồn:
- Mong anh đừng trao em nụ hôn của Giu-đa Ích-ca-ri-ốt!
Thời gian sau đấy đều đặn mỗi tuần mình vượt đèo để có được cô ấy trong vòng tay yêu thương triều mến.
Rồi cũng đến lúc thân trai gánh vác sơn hà.
Ra đi biền biệt bốn năm ròng, ngày về ghé lại quê xưa, không gian vẫn cũ người thơ đâu rồi. Cả vùng đồi vẫn bừng nở một màu sim tím ngát nhớ mong:
Ơi em vết chém lòng ta
Ơi em của biệt thánh ca ngày nào
Ơi em kỉ niệm ngọt ngào
Xoài Đôi lối cũ ta nào dễ quên!
Chiều nay nhìn giò phong lan tím tái trong sân ngôi nhà bên chân cầu
Rạch Chiếc, lại nhớ về mùa xưa nở tím hoa sim tím ngát cõi lòng!
Ngày ấy mình thích lang thang, qua đèo Le chiêm ngưỡng dòng nước Mát hoang sơ đổ về trắng xóa, rồi tiếp tục lang thang qua suối nước nóng bên kia chân đèo. Lại cứ đi mãi, ngược dòng Thu huyền thoại đặt chân lên vùng đất Khánh Bình đầy thơ mộng. Một lần như thế, tình cờ bắt gặp cái nhìn sâu hút đến nao lòng:
- Có phải anh Thiên Ân con thầy Cừ không ạ?
Như bừng tỉnh sau cơn chếnh choáng từ vẻ đẹp hoang sơ vùng thôn dã, mình ứng tiếng:
- Đúng rồi, sao biết tên mà biết đến cả cụ nhà anh vậy?
Cô gái cúi đầu cười bẽn lẽn, mái tóc xòa che khuất nửa vầng trăng.
- Ngọc Hoa con cụ Mục sư Quang đây, ngày xưa chúng mình cứ chờ mưa rào để tắm chung chứ còn gì?
- Ừ, nhớ ra rồi, thảo nào cứ như lạ như quen!
Sau hồi lâu trò chuyện, mình đề nghị cô ấy cho phép mình ghé nhà thăm hai cụ. Hai đứa thả bộ trên đường đồi, con đường như chìm trong màu sim nở tím ngát cả tầm nhìn. Căn nhà cụ Mục sư nằm chênh chếch trên sườn đồi thơm ngát mùi hương dầu chổi. Sau bao năm quê hương ly tán, cuộc hội ngộ như tắm trong tình thương mến nhớ mong. Cụ Mục sư tròn mắt ngạc
nhiên nhìn mình hỏi:
- Thằng Thiên Ân nghịch ngợm ngày xưa đã lớn thế này sao?
Hàn huyên đúng một hôm, mình xin phép ra về. Hai cụ cho Ngọc Hoa tiễn mình một đoạn. Khi đến gốc xoài đôi, điểm phải chia tay, cô ấy nhìn hai cây xoài song sinh buồn vời vợi. Hiểu được điều không thể nói, mình đặt vội lên môi cô ấy chiếc hôn vụng về. Cô ấy cười buồn:
- Mong anh đừng trao em nụ hôn của Giu-đa Ích-ca-ri-ốt!
Thời gian sau đấy đều đặn mỗi tuần mình vượt đèo để có được cô ấy trong vòng tay yêu thương triều mến.
Rồi cũng đến lúc thân trai gánh vác sơn hà.
Ra đi biền biệt bốn năm ròng, ngày về ghé lại quê xưa, không gian vẫn cũ người thơ đâu rồi. Cả vùng đồi vẫn bừng nở một màu sim tím ngát nhớ mong:
Ơi em vết chém lòng ta
Ơi em của biệt thánh ca ngày nào
Ơi em kỉ niệm ngọt ngào
Xoài Đôi lối cũ ta nào dễ quên!
Chiều nay nhìn giò phong lan tím tái trong sân ngôi nhà bên chân cầu
Rạch Chiếc, lại nhớ về mùa xưa nở tím hoa sim tím ngát cõi lòng!
Thân Yên Nguyễn
2013
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét