Thứ Bảy, 22 tháng 4, 2017

ĐỘNG TỪ

Vấn đề phạm trù vị từ trong tiếng Việt

Thảo luận
Ngữ pháp chức năng gộp cả động từ và tính từ vào chung một nhóm là vị từ.Anh (chị) hãy nêu ý kiến của mình?
Trong nhiều ngôn ngữ trên thế giới, ngoài từ loại cơ bản là danh từ, có hai từ loại cơ bản khác là động từ và tính từ. Ở tiếng Việt, ở một mức độ nhất định cũng có thể thấy có sự khác biệt giữa 2 từ loại này, nhưng bên cạnh đó, hai từ loại này bộc lộ trong tiếng Việt nhiều điểm gần gũi với nhau hơn.Trong nhiều ngôn ngữ thuộc họ Ấn - Âu, mức độ khác biệt giữa động từ và tính từ rất rõ. đặc biệt là trong hoạt động ngữ pháp của chúng, ở đó tính từ biểu lộ nhiều điểm gần gũi với danh từ hơn, mà khác biệt với động từ. Chẳng hạn ở tiếng Nga, tính từ có quan hệ chặt chẽ với danh từ, và luôn tương hợp với danh từ về các phạm trù giống. số, cách. Hơn nữa tính từ hạn chế trong vai trò làm vị ngữ độc lập (khi làm vị ngữ. tính từ cần biến đổi thành hình thức ngắn đuôi, hoặc cần có sự trợ giúp của trợ động từ).Ở tiếng Việt, tính từ và động từ gần gũi với nhau về nhiều phương diện :- Về ý nghĩa, có thể quan niệm cả hai từ loại đó đều biểu hiện ý nghĩa đặc trưng của thực thể, đối lập với danh từ là từ loại biểu hiện thực thể. Ta có sự lưỡng phân :Thực thể // Đặc trưng của thực thểDanh từ // Động từ và tính từ.- Về khả năng kết hợp trong cụm từCả hai (động từ và tính từ) đều có thể kết hợp với các nhóm phụ từ, tuy rằng động từ dễ dàng kết hợp với các phụ từ chỉ mệnh lệnh (hãy, từng, chớ) hơn, còn tính từ thì phần nhiều dễ kết hợp với các phụ từ chỉ mức độ (rất, hơi, khí, khá lắm, cực kỳ, vô cùng...) hơn.- Về khả năng đảm nhiệm các thành phần câuCả hai từ loại động từ và tính từ đều có thể đảm nhiệm được chức năng của các thành phần câu, đặc biệt là các chức năng vị ngữ. định ngữ. bổ ngữ. Hơn nữa cả hai đều có thể làm vị ngữ một cách trực tiếp. Còn danh từ, không thể làm vị ngữ trực tiếp.
VD: so sánh khả năng kết hợp từ của động từ và tính từ
VD: so sánh khả năng làm vị ngữ trực tiếp :Con ngựa ấy // đi.Con ngựa ấy// đẹp.
Chính vì sự gần gũi giữa tính từ và động từ như vậy, nên đã từng có ý kiến cho rằng trong tiếng Việt hai từ loại này nằm trong một phạm trù từ loại chung là vị từ (hoặc thuật từ). Còn trong nhiều ngôn ngữ thuộc họ Ấn - Âu thì tính từ cùng với danh từ có thể họp thành một từ loại lớn là tĩnh từ, đối lập với động từ.
Trả lời câu hỏi
Theo bạn, hai từ loại này còn có những điểm khác biệt nào?
Tuy động từ và tính từ trong tiếng Việt có sự gần gũi như vậy, nhưng chúng vẫn có những sự khác biệt. Vì vậy, trong phần lớn các công trình nghiên cứu hoặc giảng dạy tiếng Việt, động từ và tính từ vẫn được xem xét như hai từ loại riêng biệt. Giáo trình này, một mặt chỉ ra sự gần gũi của động từ và tính từ trong tiếng Việt, mặt khác vẫn thừa nhận sự khác biệt của chúng, và xem xét chúng như những từ loại riêng biệt .

Đặc điểm cơ bản của động từ

Hoạt động đọc
Cho đoạn văn sau:
“... Mặt trời lên cao dần. Gió đã thổi mạnh. Gió lên, nước biển càng dữ. Khoảng mênh mông ầm ĩ càng lan rộng mãi. Bãi vẹt đã ngập lưng lưng. Biển cả như ơ muốn nuốt tươi con đê mỏng manh như con mập đớp con cá chim nhỏ bé.
Trống giục thùng thùng. Từ hai bên, đất đơợc đổ xuống thành từng dòng.Đất cao dần, đã nổi trên mặt lòng sông thành những vệt đỏ.Sọt đất dựa vào cọc tre, cọc tre giữ chặt sọt đất. Dòng nơớc bị chặn lại.Tiếng reo hò nổi lên ầm ĩ: chúng ta thắng biển rồi. Cố lên anh em ơi!..”
( Trích “Bão biển” – Chu Văn)
Yêu cầu: . Tìm các động từ có trong đoạn văn trên.
.
“... Mặt trời lên cao dần. Gió đã thổi mạnh. Gió lên, nươớc biển càng dữ. Khoảng mênh mông ầm ĩ càng lan rộng mãi. Bãi vẹt đã ngập lương lơng. Biển cả nhươ muốn nuốt tươơi con đê mỏng manh nhươ con mập đớp con cá chim nhỏ bé.
Trống giục thùng thùng. Từ hai bên, đất đơợc đổ xuống thành từng dòng.Đất cao dần, đã nổi trên mặt lòng sông thành những vệt đỏ.Sọt đất dựa vào cọc tre, cọc tre giữ chặt sọt đất. Dòng nươớc bị chặn lại.Tiếng reo hò nổi lên ầm ĩ: chúng ta thắng biển rồi. Cố lên anh em ơi!..”
( Trích “Bão biển” – Chu Văn)
Trả lời câu hỏi
Các động từ trên có ý nghĩa khái quát là gì?
Động từ có ý nghĩa ngữ pháp khái quát là chỉ hoạt đông, trạng thái (trạng thái vật lí, tâm lí. sinh lí)
Trả lời câu hỏi
Các động từ trên thường kết hợp với những từ loại nào?
Chúng có khả năng kết hợp với các phó từ, đặc biệt là, khác với các tính từ chúng có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ mệnh lệnh (hãy đừng, chớ). Nói khác đi. động từ có khả năng làm thành tố chính của cụm từ chính phụ, mà các thành tố phụ tiêu biểu của nó là các phụ từ, trong đó có các phụ từ chỉ mệnh lệnh.
Trả lời câu hỏi
Các động từ (cụm động từ) nêu trên thường giữ chức vụ gì trong câu?
- Ở trong câu, động từ đảm nhiệm được chức năng của các thành phần câu, thành phần phụ cũng như thành phần chính. Riêng chức năng vị ngữ, động từ có thể đảm nhiệm được một cách trực tiếp.
Đôi khi , động từ có thể đảm nhiệm chức vụ chủ ngữ , hoặc làm vị ngữ mà vẫn cần có từ là ( khi câu thể hiện một điều suy luận ).
Chức năng tiêu biểu nhất của động từ trong câu là vị ngữ. Nhưng động từ có thể hoàn thành nhiệm vụ của thành phần bổ ngữ, định ngữ, trạng ngữ và cả chủ ngữ.

Các tiểu loại của động từ

Đọc và trả lời câu hỏi
Qua việc đọc giáo trình và các tài liệu tham khảo, anh chị hãy hệ thống lại các cách phân loại động từ trong tiếng Việt.
Theo ngữ pháp chức năng, mỗi sự tình (sự thể. sự kiện) trong hiện thực mà câu phản ánh tạo nên nghĩa miêu tả của câu. Nội dung của mỗi sự tình đó có một cái lõi được biểu hiện bằng một vị từ, và có các tham tố (tham thể).Tuyệt đại đa số các vị từ được biểu hiện bằng động từ hoặc tính từ, còn các tham tố - bằng các danh từ, cụm danh từ, đại từNgữ pháp chức năng phân biệt các sự tình theo hai đặc trưng (+-động), ( + - chủ ý). Mỗi loại sự tình có một loại vị từ biểu hiện. Do đó, cùng với sự phân loại các sự tình là sự phân loại các vị từ theo hai đặc trưng ( +- động) và ( +- chủ ý). Có thể hình dung sự phân loại như sau :
Vị từ hành động : mang đặc trưng ( + động), ( + chủ ý)
Ví dụ : (tôi) đi ; (nó) học : (họ) làm việc
- Vị từ quá trình : mang đặc trưng ( + động). ( - chủ ý)
Ví dụ : (lá) rơi ; (nước) chảy(bom) nổ ; (củi) cháy
- Vị từ trạng thái : mang đặc trưng ( - động), ( - chủ ý)
Các tính từ của quan niệm truyền thống thuộc về vị từ trạng thái.
Ví dụ : (núi) cao ; (ao thu) lạnh lẽo(tay) mỏi ; (đầu) nhức
Vị từ tư thế : mang đặc trưng ( - động), ( + chủ ý)
Ví dụ : (con nhỏ) nằm ; (họ) quỳ ; (đứa bé) đứng.
* Có tác giả phân loại động từ thành 2 mảng lớn: Nội động từ và ngoại động từ.
*Có tác giả phân loại động từ theo khả năng chi phối các thành tố phụ đi sau.
Thảo luận
Theo anh chị, ở góc độ giảng dạy ngữ pháp trong nhà trường phổ thông, quan điểm nào là phù hợp?
Phân loại theo khả năng dùng độc lập trong câu và khả năng chi phối đối với các thành tố phụ đi sau: Các động từ thường không dùng độc lậpĐó là các động từ thường không dùng một mình để làm thành phần câu, mà phải dùng với một từ khác (có cả động từ khác) hoặc một cụm từ đi sau làm thành tố phụ.
Tính chất không độc lập của động từ nhóm này không phải hoàn toàn tuyệt đối. Trong những điều kiện về ngữ cảnh và văn cảnh nhất định. động từ không độc lập vẫn có thể dùng một mình làm thành phần câu.
Nhóm động từ tình thái : chỉ sự cần thiết (cần, nên, phi, cần phi....), chỉ khả năng (có thể, không thể, chẳng thể, chưa thể), chỉ ý nghĩa tình thái về ý chí (định, toan, dám, quyết, nỡ,...), chỉ tình thái nguyện vọng, mong muốn (mong, muốn, ước…), chỉ tình trạng tiếp thụ chịu đựng (bị. được, phải. mắc,...)
VD: Anh nên giữ sức khoẻ .Tôi không thể nói với anh dượcHọ phải làm việc mười hai tiếng một ngày.
Nhóm động từ chỉ sự biến hoá : hoá, thành, biến thành, hoá thành, trở nên , trở thành , hoá ra, sinh ra, . . .
VD: Nó đã trở thành người tốtAnh ấy sinh ra lười biếng.
Nhóm động từ chỉ diễn tiến của hoạt động: bắt đầu, tiếp tục, thôi, ngừng, bỏ, kết thúc,…
VD:Tôi mới bắt đầu công việc.Nó đã bỏ học.Anh ấy thôi làm việc ở đây rồi.
Nhóm động từ quan hệ :+ Quan hệ đồng nhất : là, làm+ Quan hệ sở hữu, sở thuộc : có, gồm, thuộc về, thuộc, bao gồm,.+ Quan hệ so sánh : như, bằng, hn, kém, giống, khác, tựa, y như, hệt như+ Ngoài ra còn một số loại quan hệ khác như quan hệ sự vật - chất liệu ( bằng ), quan hệ sự việc - nguyên nhân (vì, tại, bởi, do,nhờ…), quan hệ sự kiện - mục đích (để, cho, đặng)
Động từ độc lập Đó là các động từ có thể được dùng một mình trong một chức năng cú pháp của câu.
Nội động từ (động từ vô tác ) - Ý nghĩa : chỉ hoạt động, trạng thái tự thân, không tác động đến một đối tượng nào khác.- Hình thức kết hợp : ở trong câu, chúng không thể có thành tố phụ chỉ đối tượng chịu sự tác động.
VD : đi, đứng,nằm, ngồi, nghỉ, nghỉ ngơi, lo lắng, hồi hộp
+ Nhóm chỉ tư thế : đứng, nằm, ngồi, quỳ,...+ Nhóm chỉ sự tự di chuyển : đi, chạy, bò, bay, nhảy, bơi, lăn, lê, trườn….Trong nhóm này có các động từ chỉ sự tự di chuyển có hướng : ra, vào, lên, xuống, sang, qua, về, lại, đến, tới, lui, tiến...+Nhóm động từ chỉ quá trình : chảy, rơi, cháy, rụng, úa, héo, chết , sống,…+ Nhóm chỉ trạng thái tâm lí, sinh lí : băn khoăn, hồi hộp, lo sợ, đau đớn, mỏi mệt, ray rứt, thao thức…+ Nhóm chỉ trạng thái tồn tại : có, còn, mất, hết,mọc, lặn, tàn, tan, tan tác…
Ngoại động từ (động từ chuyển tác )- ý nghĩa : chỉ những hoạt đông có chuyển đến, tác động đến một đối tượng nào đó.- hình thức kết hợp : khi dùng trong câu, các động từ này thường đòi hỏi thành tố phụ chỉ đối tượng chịu sự tác động.
VD : (động từ + thành tố phụ chỉ đối tượng) đá bóng, xây nhà, diệt giặc, phá hàng rào, kiến thiết đất nước, lập chính quyền. xây dựng quan điểm tư tưởng,
+ Các động từ tác động : chỉ hành động tác động vào đối tượng. hoặc làm hình thành đối tượng , hoặc huỷ diệt đối tượng hay làm biến đổi đối tượng
VD : đánh người ,đóng một cái tủxé rách quyển sách
Sau các động từ này luôn có thành tố phụ chỉ đối tượng.
+ Các động từ chỉ sự di chuyển đối tượng trong không gian.
VD: kéo thuyền (vào bờ);ném đá (vào cửa sổ).
Sau các động từ này, ngoài bổ ngữ chỉ đối tượng còn có bổ ngữ chỉ hướng và đích di chuyển.
+ Các động từ chỉ hoạt động phát nhận (cho, lấy) như : cho, tặng, trả, vay, lấy cướp, hiến dâng, thí biếu, thu, nộp, lấy trộm, lấy cắp,…
Đó là các hoạt động cho ai cái gì, hoặc nhận của ai cái gì.Trong câu, các động từ này đòi hỏi hai thành tố phụ đi sau để được trọn nghĩa : thành tố phụ chỉ vật nhận(hoặc vật phát )và thành tố phụ chỉ kẻ được nhận hoặc chịu tổn thất (kẻ phát )
VD:Nó cho tôi cái bút.Họ mượn thư viên rất nhiều sách.Anh ấy chuyển bức thư cho tôi.
+ Các động từ chỉ hoạt động nối kết các đối tượng(ít nhất là hai) như : nối, hoà, trộn , pha, liên kết, kết hợp, hợp nhất, thống nhất, sáp nhập,…
Chúng đòi hỏi hai thành tố phụ chỉ các đối tượng được nối kết với nhau.
VD: Tôi trộn bột với đườngNó pha sữa với cà phê.Tôi nối điểm A với điểm B,
+ Các động từ chỉ hoạt động cầu khiến, sai khiến như : bắt, sai, khiến, mời, đề nghị, yêu cầu, khuyên bảo, rủ, lệnh, cử, cắt, bảo,…
Đây là các hoạt động tác động đền một đối tượng khác và khiến đối tượng này phải thực hiện (hoặc không thực hiện ) một hành động , hay phải chuyển sang một trạng thái nào đó.Vì vậy trong câu, động từ loại này đòi hỏi hai thành tố phụ để trọn nghĩa : - Thành tố phụ thứ nhất chỉ đối tượng chịu sự sai khiến, thường được biểu hiện bằng danh từ (cụm danh từ) hoặc đại từ.- Thành tố phụ thứ hai chỉ nội dung sai khiến. thường được biểu hiện bằng động từ (cụm động từ).Chúng trả lời cho các câu hỏi sai khiến ai?, làm gì '?
Ví dụ : Nó bảo tôi làm việc này.Ông yêu cầu cơ quan cấp nhà ở.Chúng tôi mời anh đến chơi.Chị khuyên tôi đừng đến.
Hoạt động sai khiến, cầu khiến có thể có nhiều mức độ khác nhau : bắt - yêu cầu đề nghị - mời - khuyên....Gần với hoạt động sai khiến là hoạt động gây khiến : gây ra cho đối tượng một trạng thái nào đó, một hệ quả nào đó. Các động từ gây khiến cũng đòi hỏi hai thành tố phụ đi sau, nhưng thành tố phụ chỉ đối tượng có thể biểu hiện các vật.Ví dụ : Nó bẻ cái bút gãy làm đôi.Tôi chặt khúc cây làm hai đoạn.Họ chia số hàng hoá đó thành hai phần.
+ Các động từ chỉ hoạt động đánh giá đối tượng. Các động từ này cũng đòi hỏi hai thành tố phụ đi sau :- Thành tố phụ chỉ đối tượng chịu sự đánh giá, thường được biểu hiện bằng danh từ (cụm danh từ) hoặc đại từ.- Thành tố phụ chỉ nội dung đánh giá, thường được biểu hiện bằng các kết cấu : là (làm) + danh từ (cụm danh từ), hoặc tính từ (cụm tính từ)
Ví dụ : cho, gọi, coi, công nhận, tôn, bầu, thừa nhận, đánh giá,...Lão gọi con chó là Cậu vàng.Chúng tôi bầu ông ấy làm chủ tịch.Họ công nhận anh ấy rất tích cực
+ Các động từ chỉ các hoạt động cảm giác, tri giác, nhận thức, suy nghĩ, nói năng: biết, nghĩ, nói, nhận thấy, thấy, phát biểu,...
Các động từ này có thể chỉ có thành tố phụ chỉ đối tượng đi sau (được biểu hiện bằng danh từ, cụm danh từ, đại từ), chẳng hạn :Tôi biết nó.Tôi thấy cái ô tô.Nhưng các động từ này có thể có thành tố phụ chỉ nội dung cảm nghĩ nói năng. Loại thành tố phụ này có đặc điểm :- Có cấu tạo là một cụm chủ vị ;- Có thể liên kết với động từ nhờ các quan hệ từ như rằng hoặc là.Ví dụ :Tôi biết là nó đi vắng.Nó thấy rằng cái ô tô chở đầy hàng.Ông tuyên bố rằng nó vô tội.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét