Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2016

MỘT SỐ KĨ THUẬT SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC

1.      Chọn vị trí quan sát
-         Người dụ giờ nên đứng tại chỗ trong suốt thời gian dự giờ, tránh đi lại làm ảnh
hưởng đến lớp học.
-         Người dự giờ nên đứng ở vị trí có thể quan sát mọt cách tốt nhất.
-         Người dự giờ có thể ở hai bên hoặc ở phía trước lớp học.
2.      Ghi chép khi dự giờ.
-         Khi bắt đầu giờ học người dự cần vẽ sơ đồ chỗ ngồi của HS
-         Trong quá trình quan sát người dự giờ cần đánh dấu, ghi chép những biểu hiện tâm
lí, thái độ, hành vi của một số HS ( có thể quan sát được ) trong các hoạt động/tình huống cụ thể như: Hoạt động nào? Bài tập nào? Thời điểm nào? Biểu hiện của HS đó như thế nào? Vì sao lại như vậy?
-         Tránh việc chỉ quan tâm ghi chép tiến trình và ghi tất cả nội dung kiến thức, lời nói
của GV… theo như cách dự giờ truyền thống.
-         Sử dụng phiếu quan sát để ghi chép nhanh các thônh tin một cách ngắn gọn, cụ thể,
đối chiếu tổng hợp thông tin hệ thống khoa học.

PHIẾU QUAN SÁT
Nội dung hoạt động
Biểu hiện của HS
Nguyên nhân , biện pháp
Hoạt động 1:
  -Tên hoạt động.
  -Nội dung của hoạt đông, nhiệm vụ, câu hỏi…
  Hoạt động 2: …

- Cảm xúc, thái độ, hành vi, trả lời câu hỏi.
- Bài tập, sản phẩm…

Vì…
Nên…
Có thể là…
3.      Quan sát khi dự giờ.
   - Người dự giờ tập chung vào việc học của HS là chủ yếu và trả lời được các câu hỏi gợi
ý sau:
  + Thái độ của HS khi tham gia học thể hiện qua nét mặt, hành vi như thế nào? ( thích thú, tích cực, chán nản, uể oải…)
  + Khả năng thực hiện các hoạt động học tập có vừa sức với HS không? HS có hiểu lời hướng dẫn của GV không?
  + Sự tương tác giữa các HS trong giờ học như thế nào?
  + Hoạt động nào HS hứng thú hay không hứng thú? Vì sao?
  + Hoạt động nào thu hút được tất cả HS tham gia? Vì sao?
  + GV làm thế nào để cuốn hút HS tham gia?
  + Những HS nào chưa/không tham gia vào hoạt động?
  - Chú ý đến HS tích cực và HS chưa tích cực.
  - Quán sát khi HS làm việc cá nhân/hoạt động nhóm:
  + Khi HS làm việc theo nhóm: Thời gian có đủ để HS thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc nắm được nội dung bài học không?
  + Có bao nhiêu HS tham gia vào thực hiện nhiệm vụ?
  + Có HS nào không tham gia vào việc thực hiện nhiệm vụ ? Vì sao? Trong trường hợp đó, chúng ta làm gì để tất cả các HS tham gia một cách có ý nghĩa?
4.      Chủ trì trong sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học
    Vai trò của người chủ trì đặc biệt quan trọng trong quá trình đổi mới sinh hoạt chuyên môn. Ngoài Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, người chủ trì có thể là tổ trưởng chuyên môn
( nếu tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo tổ, nhóm) hoặc một GV có năng lực chuyên môn  và có kĩ năng chủ trì, giao tiếp tốt.
     Người chủ trì cần chuẩn bị một số hoạt động cho sinh hoạt chuyên môn.
4.1.Tổ chức chuẩn bị bài dạy minh họa
   - Trực tiếp hỗ trợ hoặc phân công người hỗ trợ GV thiết kế bài học và dạy minh họa. GV dạy minh họa cần luân phiên để mọi GV đều được trải nghiệm chuyên môn của mình.
  - Khuyến khích những ý tưởng sáng tạo, những thử nghiệm về điều chỉnh  nội dung dạy học/ngữ liệu, áp dụng các PPDH tích cực,…không phụ thuộc một cách thụ động vào SGK, sách GV, quy trình, các bước …
  - Tuyệt đối không để GV dạy trước, luyện tập cho HS trước rồi dạy lại trong buổi sinh hoạt chuyên môn.
4.2. Tổ chức dạy minh họa – dự giờ
   - Nhắc nhở GV đứng ở vị trí quan sát, không nói chuyện, không làm phiền người dạy và người học.
  - Hướng dẫn GV cách quan sát và ghi chép tập trung vào người học.
  - Cử người quay phim, ghi hình giờ học( tập trung vào các hoạt động trọng tâm của bài học, các tình huống tiêu biểu cần được phân tích trong quá trình thảo luận )
4.3. Tổ chức thảo luận sau dự giờ.
   - Sử dụng hình ảnh đã được chụp hoặc ghi hình trong tiết học  một cách hiệu quả
   - Định hướng các ý kiến tập trung vào vấn đề cần quan tâm, điều chỉnh kịp thời khi xuất hiện các ý kiến mang tính chỉ trích, áp đặt, chủ quan. Khi nhắc nhở, người chủ trì cần nhẹ nhàng, tinh tế, tạo không khí vui vẻ.
  - Hình thành và xây dựng kĩ năng nghe và phản hồi mang tính xây dựng, đặt mình vào vị rí người dạy để có sự chia sẻ tích cực, không biến người dạy thành mục tiêu phê phán, làm ảnh hưởng không tốt đến người dạy, có thể nảy sinh các ý nghĩ tiêu cực, mâu thuẫn cá nhân…
   - Người chủ trì là người khơi gợi để các GV được nói ý kiến của mình, do đó không nên nói nhiều và không áp đặt ý kiến chủ quan của mình lên người khác, không lên lớp áp đặt người nghe phải chấp nhận, không nên chốt lại, nhắc lại ý kiến vừa phát biểu gây mất thời gian, nhàm chán…
   - Người chủ trì cần lắng nghe tích cực, ghi chép và đặt câu hỏi nhẹ nhàng để khơi gợi các ý kiến tập trung vào vấn đề trọng tâm.
    - Tạo cơ hội cho tất cả GV đều được phát biểu, khuyến khích GV đưa ra nhiều ý kiến, kể cả ý kiến trái chiều, tránh tình trạng chỉ có ý kiến khen- chê chung chung hoặc một số người nói quá nhiều lấn át ý kiến của người khác.
   - Khuyến khích GV không chỉ nêu hiện tượng mà cần nêu rõ nguyên nhân và giải pháp khắc phục.
   - Trong sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, người chủ trì không tổng kết, không chốt lại, nhưng có thể tóm tắt lại các vấn đề cần lưu ý, các giải pháp để mỗi GV tự suy nghĩ rút kinh nghiệm/áp dụng trong các giờ học thực tế và các buổi sinh hoạt chuyên môn tiếp theo.

( Theo Tài liệu tập huấn ĐỐI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm)
                             


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét