Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2019

ĐỀ MINH HỌA (TS. Phạm Thị Thu Hiền, Trƣờng Đại học Giáo dục – ĐHQG Hà Nội)

ĐỀ THI HỌC KÌ I8MÔN: NGỮ VĂN 8 (Thời gian làm bài: 90 phút)Phần I – Đọc hiểu (5 điểm)Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Toàn thế giới đã ấm lên hơn 1 độ C kể từ thời kỳ cuộc cách mạng công nghiệp.
Trong khi đó, thỏa thuận khí hậu Paris đặt ra mục tiêu duy trì tăng nhiệt độ toàn cầu ở
mức dƣới 2 độ C so với thời kỳ Cách mạng công nghiệp, thậm chí chỉ là 1,5 độ C vào
năm 2030 đã không đƣợc ký kết vào Ngày Trái đất trong năm 2016.
Sự ấm lên đƣợc cảm nhận rõ ở các vùng đất liền, Bắc Cực và nhiều khu vực ở
Nam Cực. Con số 1 độ C nghe có vẻ thấp, nhƣng xét theo nhiệt độ trung bình của bề
mặt một hành tinh, nó thực sự là mức cao. Các nhà khoa học tin rằng trái đất bắt đầu
nóng lên kể từ năm 1950 do hiệu ứng nhà kính. Nếu sự phát thải không đƣợc kiểm
soát, giới khoa học tin rằng nhiệt độ trái đất có thể tăng quá 4,5 độ C. Mức nhiệt này sẽ
làm biến đổi hành tinh của chúng ta và suy yếu khả năng hỗ trợ của trái đất cho một
lƣợng dân số khổng lồ.
Tính từ năm 1850, nhiệt độ trung bình của Trái Đất đã tăng 1 độ C. 2 độ C là
mức tăng nhiệt độ Trái đất mà các nhà đàm phán khí hậu đã đặt ra vào năm 2050 để có
thể giảm thiểu các tác động từ biến đổi khí hậu. Lƣợng khí CO2 trên Trái Đất đã tăng
30% kể từ thời tiền công nghiệp.
8Đề của TS. Phạm Thị Thu Hiền- ĐHGD thuộc ĐHQG Hà Nội
57Năm 1979, lần đầu tiên chúng ta biết đƣợc sự nóng lên toàn cầu, lƣợng băng tại
Bắc Cực đã giảm 4%. Và mỗi năm, bằng cách đốt than, dầu và khí đốt, loài ngƣời
ngày càng thải vô tội vạ lƣợng carbon dioxide vào bầu khí quyển khiến trái đất nóng
lên.
Đầu tháng 2/1979, tại Hội nghị khí hậu thế giới đầu tiên ở Geneva, các nhà
khoa học đến từ 50 quốc gia nhất trí rằng phải hành động khẩn cấp trƣớc vấn đề biến
đổi khí hậu. Bốn tháng sau, tại cuộc họp nhóm G7 ở Tokyo, các nhà lãnh đạo của 7
quốc gia giàu có nhất thế giới đã ký một tuyên bố cam kết giảm lƣợng khí thải carbon.
Vào đầu những năm 1980, một báo cáo đƣợc Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia
(Hoa Kỳ) đề nghị rằng: “Vấn đề carbon dioxide cần phải đƣợc đƣa vào chƣơng trình
nghị sự quốc tế trong bối cảnh tối đa hóa hợp tác và xây dựng đồng thuận, giảm thiểu
các tác động chính trị, tranh cãi và phân chia”. “Nếu thế giới thông qua đề xuất đƣợc
xác nhận rộng rãi vào cuối những năm 80 – hạn chế đến mức thấp nhất khí thải carbon,
với mức giảm 20% vào năm 2005 thì sự nóng lên có thể đã đƣợc giữ ở mức dƣới 1,5
độ” – một chuyên gia nhận định.
Năm 1990, thế giới đốt cháy hơn 20 tỷ tấn carbon dioxide. Kể từ năm 2000, thế
giới ghi nhận 9 năm nóng kỷ lục. Nhiều ngƣời lo ngại biến đổi khí hậu trở thành mối
nguy còn lớn hơn cả khủng bố. Đến năm 2017, con số carbon dioxide bị đốt cháy tăng
lên 32,5 tỷ tấn, một con số kỷ lục.
Sự biến đổi khí hậu của hành tinh chúng ta vẫn đang diễn ra từ từ xen lẫn đột
ngột. Nếu không có sự can thiệp cứng rắn, bất cứ điều gì xảy ra trong vấn đề biến đổi
khí hậu sẽ ngày càng tồi tệ và ảnh hƣởng lớn đến thế hệ mai sau.
(Theo Minh Hoàng, https://ngaynay.vn, ngày 22/8/2018)

58Câu 1. Hãy đặt tên cho văn bản trên.Câu 2. Các thông tin trong văn bản đƣợc trình bày theo trật tự nào?Câu 3. Nội dung chính của văn bản này tập trung vào vấn đề gì?Câu 4. Các con số trong văn bản trên liên quan đến những vấn đề gì? Việc đƣa
các số liệu vào văn bản nhằm mục đích gì?
Câu 5. Ba bức hình minh họa có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của
văn bản trên?
Câu 6. Từ văn bản, em hãy cho biết, em và các thành viên trong gia đình có thể
làm gì để “hạn chế đến mức thấp nhất khí thải carbon” ra môi trƣờng?
Phần II – Viết (5 điểm)Bảo vệ môi trƣờng – Trách nhiệm của ai?ĐÁP ÁN
Câu 1.
HS tự đặt tên cho văn bản, song cần làm bật lên đƣợc ý chính: mối nguy hiểm
khi trái đất nóng lên. Tham khảo:
Trái Đất nóng lên – Mối nguy hiểm quá lớn (nhan đề
cho tác giả đặt)
.Câu 2. Trật tự thời gian.Câu 3, Câu 4: HS tìm thông tin trong văn bản để trả lời.Câu 5. HS nêu nội dung của từng bức hình và cho biết mỗi bức hình minh họa,
làm rõ hơn nội dung nào trong văn bản.
Câu 6. Ví dụ: hạn chế sử dụng các phƣơng tiện giao thông của cá nhân, sử dụng
phƣơng tiện giao thông công cộng; sử dụng nguồn năng lƣợng mặt trời; tắt đèn khi
không sử dụng; không chặt phá rừng; trồng nhiều cây xanh,…
Phần II – ViếtTham khảo yêu cầu về bài viết dƣới đây:
Yêu cầu chung: HS viết đƣợc văn bản nghị luận về một vấn đề của đời sống,
trình bày rõ vấn đề và ý kiến của ngƣời viết về vấn đề đó; nêu đƣợc lí lẽ và bằng
chứng thuyết phục.
Yêu cầu cụ thể:
- Mở bài: Nêu đƣợc vấn đề, bảo vệ môi trƣờng là nghĩa vụ và trách nhiệm
không của riêng ai
- Thân bài:
+ Trình bày/Phân tích đƣợc thực trạng của môi trƣờng sống của con ngƣời
(trong nƣớc và trên khắp hành tinh) hiện nay, nhấn mạnh việc môi trƣờng bị ô nhiễm
và tàn phá nghiêm trọng.
+ Phân tích tác hại của việc môi trƣờng bị ô nhiễm và tàn phá nghiêm trọng.
+ Nêu và phân tích nguyên nhân gây ô nhiễm và tàn phá môi trƣờng.
+ Chỉ ra trách nhiệm của những đối tƣợng liên quan đến việc bảo vệ môi
trƣờng.

59+ Liên hệ bản thân và rút ra bài học.
- Kết bài: Kêu gọi về việc bảo vệ môi trƣờng.
Phân tích đề đánh giá minh họa ở cấp tiểu học/THCS/THPT1. Đề lớp 5 ( tiểu học)a. Đề trên đƣợc xây dựng theo định hƣớng phát triển năng lực, dựa trên
thƣớc đo là các chuẩn yêu cầu cần đạt về các kỹ năng Đọc, Viết, Nói và Nghe của
chƣơng trình Tiếng Việt tiểu học mới ở từng lớp.
b. Các đề này dùng để kiểm tra định kỳ cuối học kỳ II áp dụng cho từng lớp.
c. Tùy theo yêu cầu và mức độ cũng nhƣ mục tiêu đánh giá, các đề có thể
kiểm tra cả 4 kỹ năng hoặc kiểm tra hai kỹ năng Đọc và Viết.
d. Các đề đƣợc thiết kế theo những tiêu chí ở bảng tổng hợp những dấu hiệu
khác biệt cơ bản giữa đánh giá năng lực ngƣời học và đánh giá kiến thức, kỹ năng
ngƣời học. Trong đó nhấn mạnh đến các tiêu chí:
- Mục đích chủ yếu: Đánh giá khả năng vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã
học ở từng lớp vào việc giải quyết vấn đề đặt ra trong cuộc sống gần gũi, thiết thực
với trẻ em. Đánh giá vì sự tiến bộ của ngƣời học so với chính bản thân các em sau
một năm học.
- Ngữ cảnh đánh giá: Gắn với nội dung các ngữ liệu, theo sát chủ đề mà học
sinh đã đƣợc học và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.
- Nội dung đánh giá: Đánh giá tích hợp các kỹ năng ngôn ngữ theo mức độ
phát triển phù hợp với tâm sinh lý của từng lớp.
- Công cụ đánh giá: Các nhiệm vụ đƣợc thiết kế theo tình huống, bối cảnh
trên cơ sở những kiến thức và kỹ năng vận dụng ngữ liệu đã học.
- Kết quả đánh giá: Đáp án đƣợc xây dựng phụ thuộc vào độ khó của bài tập
mà học sinh hoàn thành, khuyến khích các câu hỏi vận dụng sáng tạo của ngƣời
học.
e. Trong số các bài tập ở những đề kiểm tra, có bài tập tự luận, bài tập trắc
nghiệm. Các bài tập đƣợc xây dựng theo hƣớng mở tạo cơ hội cho học sinh đƣa ra
những cách hiểu, cách lập luận của mình.
g. Thang điểm chấm đƣợc xây dựng phù hợp với ma trận đề kiểm tra. Các kỹ
năng đánh giá theo hƣớng khách quan, cụ thể. Ở các bài tự luận có mô tả các mức
độ
cần đạt đƣợc của học sinh.
2. Đề lớp 8Đề: biên soạn đề kiểm tra, chúng tôi dựa vào yêu cầu cần đạt của chƣơng trình
Ngữ văn mới cho mỗi hoạt động đọc, viết, nói và nghe. Ở đây chỉ minh họa cho hai
họa động đọc và viết. Các ngữ liệu đƣợc lựa chọn cho hoạt động đọc là những văn
bản/đoạn trích mới, HS chƣa đƣợc học chính thức nhƣng cùng thể loại và chủ đề với
các văn bản đƣợc dạy học trong chƣơng trình. Hoạt động viết (nếu có) sẽ tích hợp về

60chủ đề với hoạt đọc để HS có thể vận dụng những tri thức đã đọc hiểu đƣợc, kết hợp
với trải nghiệm của bản thân để giải quyết yêu cầu của đề bài.
Đáp án
a) Phần đọc hiểu
Với những câu hỏi chỉ có 1 câu trả lời đúng, chúng tôi chỉ đƣa ra 01 đáp án. Với
câu hỏi có thể có nhiều câu trả lời, chúng tôi đƣa ra các phƣơng án trả lời đúng khác
nhau. Với câu hỏi mở, chúng tôi chỉ đƣa yêu cầu về cách trả lời, không áp đặt câu trả
lời cho HS.
b) Phần viếtĐáp án là những yêu cầu cần đạt về quy trình và kĩ năng viết, không áp đặt nội
dung cụ thể mà HS đƣa vào bài làm để HS có cơ hội bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của bản
thân, giúp phát triển năng lực sáng tạo của ngƣời học.

1 nhận xét: