TỨC NƯỚC VỠ BỜ-NGÔ TẤT TỐ
TÓM TẮT TỨC NƯỚC VỠ BỜ
Gia đình chị Dậu đã dứt
ruột bán con mà chưa đủ tiền nộp sưu. Anh Dậu đang ốm cũng bị bọn tay sai lôi
ra đình, đánh cho dở sống dở chết. Được bà hàng xóm cho bát gạo, chị Dậu vừa nấu
xong nồi cháo thì cai lệ và người nhà lí trưởng ập đến. Mặc dầu chị Dậu hết lời
van xin, cai lệ vẫn toan hành hạ anh Dậu. Chị Dậu xông vào đỡ tay, bị cai lệ
đánh, và chị đã túm cổ đẩy tên này ngã chổng quèo. Người nhà lí trưởng sấn sổ
giơ gậy định đánh thì bị chị Dậu túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm.
"Tắt đèn" là cuốn tiểu thuyết vô cùng chân thực của nhà văn Ngô Tất Tố viết về số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám. Tác phẩm đã khắc họa thành công nhân vật Chị Dậu - một người phụ nữ thương chồng, thương con, đảm đang, tháo vát nhưng lại chật vật, khốn đốn vì nạn sưu thuế.
Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" nằm trong chương trình Ngữ văn 8 là một đoạn trích thành công trong việc lột tả bộ mặt tàn ác của giai cấp quan lại, cường hào ác bá phong kiến. Đồng thời tô đậm vẻ đẹp của người phụ nữ nông dân trong tình thế "ngàn cân treo sợi tóc".
Tư liệu Ngữ văn THCS xin giới thiệu tới thầy cô và các em bài phân tích đoạn trích "Tức nước vỡ bờ". Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho thầy cô và các em trong quá trình học tập Ngữ văn 8.
I. Tìm hiểu chung
Ngô Tất Tố (1893 – 1954), quê : Bắc Ninh.
- Là cây bút xuất sắc trong dòng văn học hiện thực 30 – 45
- Là người có kiến thức uyên bác nên ông viết văn giỏi, dịch thuật tài, viết báo mang tính chất chiến đấu cao.
- Là nhà văn của nông dân, chuyên viết về nông thôn và phụ nữ
2. Tác phẩm
“Tắt đèn” (1939) là một bức tranh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam trước cách mạng, đồng thời là bản án đanh thép đối với xã hội phong kiến thực dân tàn bạo ăn thịt người. Bên cạnh đó tác phẩm còn có giá trị nhân đạo với việc xây dựng thành công nhân vật chị Dậu - một hình tượng chân thực đẹp đẽ về người phụ nữ nông thôn với những phẩm chất tốt đẹp, cần cù, tần tảo, giàu long thương người, dũng cảm chống lại bọn cường hào áp bức. - “Tức nước vở bờ” trích từ chương 18 của tác phẩm => được đánh giá là một trong những đoạn trích tiêu biểu cho chủ đề của tác phẩm. Tư tưởng chính: có áp bức, có đấu tranh. - Bố cục: 2 phần - Từ đầu… ngon miệng hay không => Cảnh buổi sáng ở nhà chị Dậu. - Đoạn còn lại => Cuộc đối mặt với bọn cai lệ - người nhà Lý trưởng và sự phản kháng của chị Dậu. |
-
II. Đọc – hiểu văn bản 1. Tình thế của gia đình chị Dậu - Hoàn cảnh : + Sưu thuế căng thẳng => chưa có tiền nộp + Bán con + khoai + chó => cứu chồng, lại có thêm khoản tiền mới phải nộp. + Chồng ốm thập tử nhất sinh => nguy cơ bị bắt + Hàng xóm cho gạo để nấu cháo => Tình thế nguy cấp, tìm mọi cách để bảo vệ chồng. - Cử chỉ : + Múc cháo la liệt => quạt cho nguội. + Rón rén : “Thầy em…xót ruột”. + Chờ xem chồng ăn có ngon không => Là phụ nữ đảm đang, hết lòng thương chồng con, dịu dàng, tình cảm. - Cực kì nghèo khổ, cuộc sống không có lối thoát, giàu tình cảm, sức chịu đựng dẻo dai. * Nghệ thuật tương phản - Hình ảnh tần tảo, dịu hiền, tình cảm gia đình làng xóm ân cần, ấm ấp đối lập không khí căng thẳng đe doạ của tiếng trống, tù và, thúc thuế ở đầu làng. Tác giả đã làm nổi bật tình cảnh khốn quẫn của người dân nghèo dưới ách áp bức bóc lột của chế độ phong kiến tàn nhẫn. Trong hoàn cảnh khốn cùng ấy, chị Dậu – Đại diện cho hình ảnh người nông dân, người phụ nữ Việt Nam vẫn hiện lên thật đẹp, đầy dịu dàng, yêu thương, tần tảo, lam lũ. à Cảnh buổi sang ở nhà chị Dậu được coi như thế “tức nước đầu tiên” được tác giả xây dựng và dồn tụ. Qua đó đã thấy chị Dậu yêu thương, lo lắng cho chồng mình như thế nào. Chính tình thương yêu này sẽ quuyết định phần lớn thái độ và hành động của chị ở đoạn tiếp theo.
|