Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2016

NHỚ BIỂN

 Chắc những ngày này biển rất cô đơn
 Nhớ những dấu chân hằn in trên bờ cát
 Chắc những ngày này biển nỗi buồn sa mạc
Phẳng lặng đôi bờ nhưng chẳng chút bình yên 
HBT

NGÀY MỚI

Tác giả: Khải Nguyên


Hãy bắt đầu một ngày mới đi em 
Có thể là vần thơ, là câu văn em viết 
Là lời chào bình yên, tha thiết
Như chú chim sâu lánh lót ngoài kia. 
Bắt đầu ngày mới bằng nụ cười bé thơ 
Cái miệng như nụ hoa hé chờ sao yêu thế
 Dòng sữa - dòng sông, mát trong như thể 
Phù sa ngọt ngào dâng bờ bãi yêu tin. 
Hãy bắt đầu ngày mới bằng ánh mắt em nhìn
 Như muốn trao anh những điều đêm qua em nghĩ
 Lời yêu nói ra có cần nhiều đâu, em nhỉ
 Từ ánh mắt nụ cười là hiểu... đấy thôi! 
Hãy bắt đầu ngày mới bằng những niềm vui 
Bằng câu hát vu vơ, bằng vòng xe ruổi dong trên phố
 Bằng tập công văn trên bàn vẫn luôn để ngỏ
 Bằng ngón tay rất mềm nhấn nút phone.
 Hãy bắt đầu ngày mới là bình minh, là nắng ngoài kia 
Trong trẻo lắm tiếng "yêu" gõ vào tim anh mỗi sớm
 Để những vần thơ, những cảm xúc kia lại bừng lên chộn rộn
 Hãy nhận hết yên lành Một - Ngày - Mới, đi em!


30/4/2016






Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

CON CHẲNG BIẾT ĂN GÌ HẢ MẸ

Con chẳng biết ăn gì hả mẹ?
Nỗi kinh hoàng cá chết ngoài biển khơi 
Con mơ được nghe một tiếng ru hời
Nơi căn nhà tuổi thơ với tấm phên
nan ba đan bằng tre nứa
Có mắm cà mắm dưa tự tay mẹ làm 
cho con ăn mỗi bữa

Con chẳng biết ăn gì hả mẹ?
Thịt thì sợ ướp  hàn the
Những câu chuyện mẹ thường kể con nghe
Sợ con cứ vẽ vời quên xem thời sự
Nhưng mẹ ơi sống nơi này con 
còn hiểu thêm nhiều thứ
Thiên hạ cùng con mẹ bớt lo gì
Đường vừa đủ để bước con đi
Không khí vừa đủ để cho con hơi thở
Không như quê mình đất thênh thang sóng soài 
để ngày ngày mẹ hong phơi nỗi nhớ

Mẹ thường kể con nghe
Ngày xưa mẹ lớn lên trong nặng nợ
Củ khoai ông cho  củ sắn ngoại đào
Và cá cơm như những giấc chiêm bao

Giọt nắng xôn xao giọt mưa thầm  lặng
Con thầm mong ngồi bên để được nghe mẹ mắng
Được nhìn mẹ lăng xăng trong mỗi bữa cơm chiều
Và mẹ trong mắt con cũng thật đáng yêu!















(Mẹ con ĐK)



ÔN TÂP NGU VAN 9

 CÂU HỎI ÔN TẬP, KIỂM TRA
 VĂN HỌC TRUNG ĐẠI NGỮ VĂN 9 
 I. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan:
Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước phương án đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây :
Câu 1 : Nhận định nào sau đây nói đúng về truyện thể loại truyện truyền kì ?
A. Là những chuyện kể về những sự việc hoàn toàn do tác giả tưởng tượng ra;
B. Là những truyện kể về các sự việc hoàn toàn có thật;
C. Là những chuyện kể về các nhân vật lịch sử hoặc một giai đoạn lịch sử;
D. Là truyện kể có sự đan xen giữa những yếu tố có thật và những yếu tố hoang đường.
Câu 2 : Câu nào giới thiệu trực tiếp vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương?
A. Biết chồng có tính đa nghi, nàng luôn giữ gìn khuôn phép không để vợ chồng phải đến thất hoà;
B. Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương tính đã thuỳ mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp;
C. Thiếp đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ;
D. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót.
Câu 3 : Nhận định nào không phù hợp với lời dặn dò của Vũ Nương khi tiễn đưa chồng?
A. Cảm thông trước những nỗi vất vả, gian lao mà chồng phải chịu đựng;
B. Nói lên nỗi khắc khoải nhớ mong của mình khi chồng đi lính;
C. Tỏ ra mình là một người phụ nữ đảm đang, biết lo liệu việc nhà;
D. Không mong vinh hiển, chỉ mong chồng được bình an trở về.
Câu 4 : Vũ Nương muốn khẳng định điều gì qua lời khấn ở bến sông Hoàng Giang?
A. Nàng là người tiết hạnh, trong sạch nhưng phải chịu tiếng oan;
B. Nàng là người mẹ hiền thục, người phụ nữ đảm đang mà phải chịu oan;
C. Nàng là người con gái đẹp nhưng phải chịu cuộc sống khổ cực;
D. Nàng là người phụ nữ yếu đuối, không tự bảo vệ được mình.
Câu 5: Ý nào nói đúng nhất vẻ đẹp của Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương ?
A. Yêu chồng, thương con, chung thủy, khát khao hạnh phúc; hiếu thảo; đảm đang, chịu thương chịu khó;
B. Yêu chồng, thương con, một dạ chung thủy; hiếu thảo; đảm đang, thông minh lanh lợi;
C. Đảm đang,chịu thương chịu khó; hiếu thảo, chung thủy với người yêu, khát khao hạnh phúc.
D. Thông minh, đảm đang, chịu thương chịu khó; yêu chồng thương con, hiếu thảo với mẹ chồng;
Câu 6: Nhận định nào không phù hợp về tính cách của  nhân vật Trương Sinh?
A. Có tính đa nghi, với vợ phòng ngừa quá mức                  
B. Xử sự hồ đồ độc đoán, thô bạo với vợ.
C. Suy nghĩ nông cạn, không biết suy xét mọi điều.             
D. Con nhà giàu nhưng không có học
Câu 7: Ý nào nói đúng nhất ý nghĩa, tác dụng của đoạn truyện Vũ Nương sống ở thuỷ cung?
A.  Thể hiện thái độ phản kháng của Vũ Nương đối với hiện thực xã hội bấy giờ;
B.  Phù hợp với thể loại truyền kì và tạo nên kết thúc có hậu theo quan niệm ở hiền gặp lành;
C.  Phù hợp với thể loại truyền kì, tăng thêm tính hấp dẫn cho câu chuyện,lôi cuốn người đọc;
D.  Làm cho câu chuyện có màu sắc hoang đường, kì bí kích thích tính tò mò của người đọc.
Câu 8: Nguyên nhân chính nào khiến nhân vật Vũ Nương phải tự vẫn?
A. Vì lời nói của đứa con khi Trương Sinh bế nó đi thăm mộ bà;
B. Vũ Nương cảm thấy xấu hổ vì không chung thuỷ với chồng;
C. Vì thói đa nghi, ghen tuông mù quáng và hành động hồ đồ của Trương Sinh;
D. Vì Vũ Nương muốn lấy cái chết để tự minh oan cho mình.
Câu 9: Ý nào nói đúng nhất thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua Chuyện người con gái Nam Xương ?
A. Sống cực khổ vì phải làm lụng vất vả nuôi gia đình;
B. Không được quyền minh oan cho mình khi bị nghi oan;
C. Bị đối xử bất công, chịu nhiều đau khổ, oan trái; 
D. Sống không có hạnh phúc vì bị chồng nghi ngờ, ghen tuông.
Câu 10 : Giá trị hiện thực của Chuyện người con gái Nam Xương là gì ?
A. Phơi bày những bất công của chế độ phong kiến, mong ước về một xã hội công bằng;
B. Phơi bày những bất công của xã hội phong kiến đối với người phụ nữ; lên án chế độ nam quyền;
C. Phản ánh số phận bi thảm của người phụ nữ trong chế độ cũ; mong ước một xã hội công bằng;
D. Phơi bày những bất công của xã hội phong kiến, số phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hội đó.
Câu 11: Ý nào không đúng với giá trị nghệ thuật của Chuyện người con gái Nam Xương ?
A. Khắc hoạ tâm lí nhân vật sâu sắc                           B. Xây dựng cốt truyện hấp dẫn
C. Kết hợp miêu tả với trữ tình                                  D. Kết hợp tự sự với trữ tình
Câu 12 : Giá trị nhân đạo của Chuyện nguời con gái Nam Xương là gì ?
A.  Đồng cảm với số phận bi thảm của con người; phơi bày những bất công của xã hội phong kiến; ngợi ca những giá trị truyền thống của người phụ nữ.
B.  Đồng cảm với số phận bi thảm của người phụ nữ; trân trọng, đề cao vẻ đẹp truyền thống của  người phụ nữ; lên án xã hội phong kiến bất công và ước muốn về một xã hội công bằng.
C. Phản ánh xã hội phong kiến bất công; ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ; mong muốn về một xã hội công bằng.
D. Trân trọng, đề cao vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ, lên án xã hội phong kiến bất công, kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.
Câu 13: Tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí thuộc thể loại nào ?
A. Truyện truyền kì                                                     B. Truyện thơ Nôm
C. Tiểu thuyết lịch sử                                                 D. Tiểu thuyết hiện đại
Câu 14Nội dung chủ yếu của Hồi thứ 14 tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí là gì ?
A. Kể về việc Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế trước khi tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh.
B. Miêu tả hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ khi tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh.
C. Kể về chiến công của Nguyễn Huệ, sự thảm bại của quân Thanh và sự thảm hại của vua Lê;
D. Kể về việc vua Lê Chiêu Thống bỏ Thăng Long chạy theo quân Thanh.

Câu 15: Nhận định nào nêu đầy đủ nhất phẩm chất người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ ở Hồi thứ 14 tác phẩm Hoàng Lể nhất thống chí ?
A. Yêu nước, quyết tâm đánh giặc cứu nước; trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, nhìn xa trông rộng, có tài dùng người, nghệ thuật quân sự tài tình, quyết đoán.
B. Có hành động mạnh mẽ, quyết  đoán, ý chí quyết tâm, biết trọng dụng người tài, tổ chức quân đội và vạch chiến lược tiến công hợp lí làm cho quân Thanh không kịp trở tay.. 
C. Có trí tuệ sáng suốt, có tầm nhìn xa trông rộng, có tài thu phục các tướng sĩ dưới quyền, hành động quyết đoán không cho quân Thanh kịp trở tay.
D. Yêu nước, thương dân, có ý chí, quyết tâm đánh giặc, có tài năng quân sự xuất chúng, luôn đi đầu trong cuộc chiến đốc thúc quân sĩ xông lên đánh giặc.
Câu 16Đặc sắc về nghệ thuật của Hồi thứ 14 tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí  gì ?
A. Kể chuyện hấp dẫn với nhiều tình tiết chân thực, cụ thể;
B. Trần thuật kết hợp với miêu tả chân thực, sinh động;
C. Tái hiện chân thực hình ảnh oai hùng của vua Quang Trung Nguyễn Huệ;
D. Miêu tả chân thực, sinh động diễn biến cuộc tiến công tiêu diệt quân Thanh.
Câu 17: Cảm hứng chi phối ngòi bút của tác giả khi viết về người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ?
A. Có quan điểm lịch sử đúng đắn, miêu tả các chi tiết một cách chân thực;
B. Có niềm tự hào dân tộc, thương cảm cho số phận thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống;
C. Tôn trọng sự thật lịch sử, có ý thức và niềm tự hào dân tộc;
D. Tôn trọng lịch sử, tự hào về chiến công của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ.
Câu 18: Ý nào dưới đây không phải là biểu hiện trí tuệ sáng suốt của Nguyễn Huệ?
A. Tiến quân thần tốc diệt quân Thanh         
B. Xét đoán người và dùng người
C. Phân tích tình hình thời cuộc                                
D. Phân tích đúng tương quan giữa ta và địch
Câu 19: Chi tiết nào nói lên sự sáng suốt của vua Quang Trung trong việc dùng người ?
A. Phủ dụ quân lính tại Nghệ An                  
B. Cách xử trí với các tướng sĩ tại Tam Điệp
C. Sai mở tiệc khao quân                                           
D. Thân chinh cầm quân ra trận
Câu 20: Việc làm của vua Lê Chiêu Thống gợi đến thành ngữ nào dưới đây?
A. Nồi da nấu thịt                                                       B. Cõng rắn cắn gà nhà
C. Tay đứt ruột đau                                                    D. Há miệng mắc quai
Câu 21Cảm xúc của tác giả, một bề tôi cũ của vua Lê trước cảnh khốn quẫn của vua Lê ChiêuThống là gì?
A. Thái độ bênh vực                                                   B. Sự căm phẫn          
C. Sự tiếc nuối                                                            D. Lòng thương cảm
Câu 22Nhận định nào nêu đủ nhất về cuộc đời và con người Nguyễn Du ?
A. Từng trải, vốn sống phong phú, kiến thức sâu rộng, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, thiên tài văn học.
B. Từng trải, vốn sống phong phú, kiến thức sâu rộng, là thiên tài đóng góp to lớn cho văn học dân tộc
C. Gia đình quí tộc , kiến thức sâu rộng, là một thiên tài văn học, là một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
D. Từng trải, có vốn sống phong phú, kiến thức sâu rộng, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn của nước ta.
Câu 23: Truyện Kiều thuộc thể loại nào dưới đây ? (B)
A. Truyện ngắn                                                           B. Tiểu thuyết chương hồi                 
C. Truyện thơ Nôm                                        D. Tiểu thuyết lịch sử                        
Câu 24: Ý nào dưới đây nói đúng và đủ nhất giá trị hiện thực của Truyện Kiều ?
A. Phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị, của thế lực đồng tiền và số phận những con người bị áp bức đau khổ, đặc biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ;
B. Phản ánh sâu săc hiện thực xã hội đương thời với những bất công, những xấu xa do bọn quan lại gây nên và số phận những con người bị bóc lột, nhất là người phụ nữ.
C. Phản ánh những bất công của xã hội đương thời do bị thế lực đồng tiền chi phối, những đau khổ của con người do bọn quan lại gây nên, nhất là đối với người phụ nữ.
D. Phản ánh sâu sắc số phận con người bị áp bức đau khổ, nhất là người phụ nữ và bộ mặt xấu xa bỉ ổi của giai cấp phong kiến, của bọn buôn thịt bán người.
Câu 25: Ý nào dưới đây nói đúng nhất giá trị nhân đạo của Truyện Kiều?
A. Đồng cảm trước số phận bi kịch của con người, lên án thói ghen tuông mù quáng; trân trọng ngợi ca những giá trị tốt đẹp của con người; khát vọng về tự do, công lí và tình yêu lứa đôi.
B. Đồng cảm trước số phận bi kịch của con người, lên án những kẻ bất nhân bất nghĩa hãm hại bạn bè; trân trọng ngợi ca những giá trị tốt đẹp của con người; khát vọng về tự do, công lí và tình yêu lứa đôi.
C. Đồng cảm trước số phận bi kịch của con người, lên án các thế lực đen tối, tàn bạo; trân trọng ngợi ca những giá trị tốt đẹp của con người; khát vọng về tự do, công lí và tình yêu lứa đôi.
D. Đồng cảm trước số phận bi kịch của con người, lên án các thế lực đen tối, tàn bạo; trân trọng ngợi ca những con người có tinh thần nghĩa hiệp, khát vọng về tự do, công lí và tình yêu lứa đôi.
Câu 26: Ý nào dưới đây nói không đúng giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều ?
A. Sử dụng ngôn ngữ dân tộc và thể thơ lục bát một cách nhuần nhuyễn, điêu luyện
B. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên tài tình, nghệ thuật dẫn chuyện hấp dẫn
C. Nghệ thuật khắc hoạ tính cách và miêu tả tâm lí nhân vật linh hoạt, sâu sắc
D. Có nghệ thuật dẫn chuyện hấp dẫn, phù hợp diễn biến sự việc theo kết cấu chương hồi
Câu 27: Trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều, câu thơ “Mai cốt cách, tuyết tinh thần” gợi tả gì?
A. Miêu tả vẻ đẹp thanh thoát của hoa mai và sắc trắng tinh khôi của tuyết  
B. Nói lên cốt cách tao nhã và tinh thần trong sáng của nhà thơ 
C. Gợi tả vẻ đẹp hoàn mĩ chung của người phụ nữ trong xã hội xưa và nay;
D. Gợi vẻ đẹp duyên  dáng, thanh cao, trong trắng của chị em Kiều
Câu 28: Khi miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân tác giả không sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. So sánh                                                                  B. Điệp ngữ               
C. Ẩn dụ                                                                     D. Nhân hoá
Câu 29: Câu thơ nào dự báo cuộc đời của Thuý Vân?
A. Mai cốt cách, tuyết tinh thần                                
B. Vân xem trang trọng khác vời
C. Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da           
D. Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Câu 30: Tác giả tả Thuý Vân trước, Thuý Kiều sau nhằm mục đích gì?
A. Để đề cao nhân vật Thuý Vân                  
B. Để làm nền từ đó bật lên vẻ đẹp của Thuý Kiều
C. Để cho thấy Thuý Vân đẹp hơn Thuý Kiều                      
D. Để khẳng định Thuý Vân là nhân vật chính
Câu 31: Câu thơ Kiều càng sắc sảo mặn mà gợi tả vẻ đẹp nào của Thuý Kiều?
A. Trí tuệ và tâm hồn                                                  B. Khuôn mặt và hàm răng
C. Nụ cười và giọng nói                                             D. Làn da và mái tóc
Câu 32:  Các chi tiết, hình ảnh dùng để gợi tả vẻ đẹp của hai chị em Thuý Kiều có tính chất gì?
A. Tính hiện thực                                                        B. Tính ước lệ            
C.  Tính biểu cảm                                                        D. Tính đơn nghĩa
Câu 33:  Chọn các từ tính người(1), tột bậc(2), tính trời(3), ăn chắc(4), đủ mùi(5), làu bậc(6), ăn đứt(7), điền vào chỗ trống trong mỗi câu bên dưới cho đúng với nguyên văn đoạn trích :
A. Thông minh vốn sẵn ..............                               
B. Cung thương ................ ngũ âm
C.  Nghề riêng .............. Hồ cầm một trương            
C. Pha nghề thi hoạ .............. ca ngâm
Câu 34: Nhận định nào không đúng về nghệ thuật tả người trong đoạn trích Chị em Thuý Kiều ?
A.  Sử dụng bút pháp tả thực đặc sắc
B. Sử dụng các hình ảnh ước lệ tượng trưng
C. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ, lí tưởng hoá nhân vật               
D. Sử dụng điển cố và biện pháp đòn bẩy
Câu 35: Ý nào đúng nhất cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du trong đoạn trích Chị em Thuý Kiều ?
A. Đề cao tài năng, khát vọng của chị em Thúy Kiều;
B. Đề cao nhan sắc, tài năng của chị em Kiều;
C. Đề cao ý thức về thân phận cá nhân, sắc đẹp của chị em Kiều;
D. Đề cao nhân phẩm, tài năng, khát vọng của con người.
Câu 36: Nội dung chính của đoạn trích Cảnh ngày xuân là gì ?
A. Tả lại cảnh thiên nhiên mùa xuân.                                     
B. Tả lại cảnh mọi người đi dự lễ hội trong tiết thanh minh
C. Tả lại cảnh chị em Thuý Kiều đi chơi xuân           
D. Tả vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều
Câu 37: Câu thơ “Mùa xuân con én đưa thoi” gợi tả điều gì ?
A. Không gian mùa xuân rộn ràng với những cánh én chao lượn như thoi đưa;
B. Thời gian mùa xuân trôi nhanh như thoi đưa, én lượn;
C. Bầu trời mùa xuân ngập tràn ánh sáng đẹp;
D. Mùa xuân qua mau nhưng bầu trời vẫn rộn ràng cánh én.
Câu 38Hai câu thơ Cỏ non xanh rợn chân trời - Cành lê trắng điểm một vài bông hoa gợi lên vẻ đẹp gì của cảnh vật ?
A. Tươi tắn, rực rỡ                                                      B. Nhẹ nhàng và thanh khiết
C. Khoáng đạt, trong trẻo                                           D. Mới mẻ, tinh khôi và giàu sức sống
Câu 39:  Cảnh thiên nhiên được miêu tả trong 6 câu thơ cuối đoạn trích Cảnh ngày xuân là cảnh như thế nào ?
A. Đẹp và tươi sáng                                                    B. Khô cằn, héo úa           
C. Đẹp nhưng buồn                                                    D. Ảm đạm và hiu hắt
Câu 40: Phương án nào chứa từ láy không có trong 6 câu thơ cuối đoạn trích Cảnh ngày xuân ?
A. Thanh thanh, thơ thẩn, dập dìu,  nao nao             
B. Tà tà, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ
C. Thơ thẩn, thanh thanh, nho nhỏ, nao nao             
D. Tà tà, thơ thẩn, nho nhỏ, nao nao
Câu 41: Cụm từ khoá xuân trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích có nghĩa là gì ?
A. Bỏ phí tuổi xuân                                                    B. Tuổi xuân đã tàn                
C. Khoá kín tuổi xuân                                                            D. Mùa xuân đã hết
Câu 42: 6 câu thơ đầu đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích gợi khung cảnh như thế nào?
A. Cảnh trong sáng, hài hoà, thơ mộng                     
B. Cảnh mênh mông, rợn ngợp, hoang vắng 
C. Cảnh ngổn ngang mù mịt, tối tăm.                                   
D. Cảnh thiên nhiên mênh mông, đẹp, nên thơ
Câu 43: Cặp từ nào dưới đây giúp phân biệt sắc thái nỗi nhớ người yêu, nhớ cha mẹ của Thuý Kiều? 
A. Tưởng - chờ                                                           B. Tưởng - xót                                   
C. Trông - chờ                                                                        C. Trông - xót
Câu 44: Ý nào đúng nhất vẻ đẹp tâm hồn Thuý Kiều biểu đạt trong nỗi nhớ người yêu và cha mẹ?
A. Là người trọng tình nghĩa, luôn tưởng nhớ đến người yêu, xót xa nhớ cha mẹ;
B. Là người con hiếu thảo với cha mẹ, thấy mình có lỗi không chăm sóc được cho cha mẹ;
C. Là người trọng tình nghĩa, thuỷ chung với tình yêu, có tấm lòng vị tha đáng trọng
D. Là người nhân hậu, hy sinh tình yêu đẹp đẽ của mình để cứu cha và em.
Câu 45: Câu nào sau đây biểu đạt nỗi xót xa cho thân phận, buồn cho tương lai vô định của Kiều?
A. Cánh buồm nơi cửa bể chiều hôm            
B. Nội cỏ rầu rầu kéo dài đến tận chân trời
C. Cánh hoa trôi nơi đầu ngọn nước                         
D. Sóng cuốn mặt duềnh với âm thanh ầm ầm
Câu 46: Điệp ngữ “Buồn trông” trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích có tác dụng gì về mặt nghệ thuật ?
A. Tạo âm hưởng trầm buồn cho các câu thơ            
B. Nhấn mạnh tâm trạng đau đớn của Kiều
C. Nhấn mạnh những hoạt động khác nhau của Kiều           
D. Nhấn mạnh sự ảm đạm của cảnh vật thiên nhiên  
Câu 47: Nhận định nào phù hợp nhất với bút pháp tả cảnh ngụ tình trong 8 câu thơ cuối của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích ?
A. Tâm trạng biểu đạt trong cảnh vật                        
B. Tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này   
C. Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ                    
D. Cảnh vật được nhìn qua tâm trạng
Câu 48Nội  dung nhân đạo của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là gì ?
A. Phản ánh tâm trạng bi kịch của Kiều;
B. Thông cảm với nỗi cô đơn của Kiều;
C. Lên án những người đã làm cho Kiều đau khổ;
D. Đồng cảm với tâm trạng cô đơn, buồn tủi của Kiều.
Câu 49: Về hình thức nghệ thuậtTruyện Lục Vân Tiên khác với Truyện Kiều chủ yếu ở điểm nào? 
A. Sử dụng ngôn ngữ                                                 B. Kết cấu cốt truyện 
C. Độ dài văn bản                                                       D. Thể thơ
Câu 50: Hình ảnh Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga được khắc hoạ giống với môtip nào trong truyện cổ ?
A. Một chàng trai tài giỏi trong lốt người dị tật, làm những việc tốt, được cô gái đẹp đem lòng yêu mến.
B. Những con người ăn ở hiền lành, phúc đức sẽ được đền đáp xứng đáng, được hưởng hạnh phúc.
C. Một chàng trai tài giỏi cứu cô gái thoát nạn, cô gái mang nặng ơn sâu và trở thành vợ chồng
D. Một anh nông dân nghèo nhờ chăm chỉ , được thần tiên giúp đỡ lấy được vợ đẹp con nhà giàu
Câu 51: Ý nào dưới đây không đúng với bản chất con người Lục Vân Tiên biểu hiện trong lời nói và thái độ đối với Kiều Nguyệt Nga ?
A. Lễ phép, khách sáo.                                               B. Trọng nghĩa, khinh tài
C. Chính trực, hào hiệp                                              D. Từ tâm, nhân hậu
Câu 52: Ý nào nói đầy đủ nhất vẻ đẹp của Lục Vân Tiên thể hiện đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga ?
A. Có tài năng, liều mình cứu người gặp nạn        
B. Có tài năng, liều mình cứu người vì tấm lòng vị nghĩa.
C. Có tính cách anh hùng, chính trực, có tấm lòng vị nghĩa         
D. Dũng cảm, tài ba, liều mình cứu người


Câu 53: Vẻ đẹp tâm hồn đáng trân trọng nhất ở nhân vật Kiều Nguyệt Nga là gì ?
A. Thật thà, khiêm tốn                                                B. Trọng ơn nghĩa
C. Tế nhị, lễ phép                                                        D. Thuỳ mị, nết na
Câu 54: Đạo lí mà Nguyễn Đình Chiểu muốn truyền bá trong Truyện Lục Vân Tiên là gì ?
A. Đề cao đạo lí biết ơn khi được cứu giúp khỏi tai nạn, khát vọng về lẽ công bằng trong cuộc sống và hướng tới một cuộc sống tốt đẹp cho con người.
B. Xem trọng tình nghĩa giữa con người với con người, đề cao tinh thần nghĩa hiệp, khát vọng về lẽ công bằng, về cuộc sống tốt đẹp.
C. Đề cao lòng bao dung, nhân hậu, tình nghĩa của con người, lên án những thế lực tàn ác làm hại người lương thiện.
D. Lên án cái ác đang hoành hành trong xã hội, khát vọng về lẽ công bằng trong cuộc sống, hướng tới một cuộc sống tốt đẹp.

II. Câu hỏi tự luận:

Câu 55: Phân tích ngắn gọn vẻ đẹp có tính chất truyền thống của nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
Câu 56: Phân tích nguyên nhân và ý nghĩa bi kịch cuộc đời nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
Câu 57: Phân tích ý nghĩa của yếu tố hoang đường trong Chuyện người con gái Nam Xương.
Câu 58: Nêu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của Chuyện người con gái Nam Xương.
Câu 59: Trình bày  giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của Truyện kiều.
Câu 60: Nêu sự khác nhau về bút pháp tả người của Nguyễn Du qua các đoạn trích Truyện Kiều đã học
Câu 61: Phân tích ngắn gọn hình tượng người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong Hồi thứ 14 Hoàng Lê nhất thống chí.
Câu 62: Nêu nội dung nhân đạo của các đoạn trích truyện Kiều : Chị em Thuý Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích, Mã Giám Sinh mua Kiều.
Câu 63: Cảm nhận về một đoạn thơ trong Truyện Kiều.
Câu 64: Phân tích hình ảnh nhân vật Lục Vân Tiên trong hai đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga và Lục Vân Tiên gặp nạn.
Câu 65: Phân tích một vài chi tiết trong hai đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga và Lục Vân Tiên gặp nạn để làm rõ ước mơ công lí và khát vọng về một cuộc sống đẹp của nhà thơ.
Câu 66Chép một đoạn thơ trong Truyện Lục Vân Tiên, nêu nội dung ý nghĩa của đoạn thơ đó.            

Đáp án câu hỏi trắc nghiệm khách quan:
Họ và tên : ........................................................ Lớp 9/...

Câu hỏi
Đáp án
Câu hỏi
Đáp án
Câu hỏi
Đáp án
1

19

37

2

20

38

3

21

39

4

22

40

5

23

41

6

24

42

7

25

43

8

26

44

9

27

45

10

28

46

11

29

47

12

30

48

13

31

49

14

32

50

15

33

51

16

34

52

17

35

53

18

36

54


Câu1. Viết đoạn văn giới thiệu về các tác giả và hoàn cảnh sáng tác các tác phẩm thơ và
t truyện hiện đại
Câu2. Giải thích nhan đề các tác phẩm: Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, bếp lửa, ánh trăng, mùa xuân nho nhỏ, Làng, lặng lẽ Sa Pa, Chiếc lược ngà, bến quê, những ngôi sao xa xôi.
Câu3. Chép chính xác khổ thơ cuối bài thơ viếng lăng Bác và phân tích tác dụng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong khổ thơ trên.
Câu4. Chỉ ra và phân tích tác dụng các hình ảnh ẩn dụ trong bài thơ “Viếng lăng Bác”
Câu5. Viết đoạn văn phân tích những cảm nhận tinh tế của nhà nhờ về biến chuyển trong không gian lúc sang thu ở khổ thơ đầu của bài thơ sang thu.
Câu 6 : Trình bày ngắn gọn cách thức xây dựng dàn ý bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích )
Câu 8: Thế nào là sự liên kết về nội dung giữa các câu, các đoạn trong văn bản? Chỉ ra các phép liên kết câu trong đoạn văn sau:
“Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm ”.
Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo như chói nắng.”
Câu 9:.
Câu 10: Ghi thuộc lòng khổ thơ đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. Nêu những nét chính về tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
1/ Hãy chép lại khổ thơ thứ hai bài thơ “ Viếng Lăng Bác” của Viễn Phương và cho biết nội dung của khổ thơ đó
2/ Xác định thành phần phụ chú trong khổ thơ sau và cho biết bổ sung cho cụm từ nào?
“ Có cô bé nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi cũng cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)”
(Giang Nam, Quê hương)
Câu 12: Làm sáng tỏ nhận định: “Bài thơ mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng thể hiện tình yêu và khát vọng được cống hiến cho đời của nhà thơ Thanh Hải.
Câu 15: Nhân vật chính trong truyện “Bến quê” là ai?
Em hãy cho biết truyện đó có những tình huống nghịch lí nào?
Câu 16: Cảm nghĩ của em về tác phẩm “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải.
Câu 17: Trong Viếng lăng Bác tác giả viết:
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn nầy. (Ngữ văn 9, tập 2 NXB Giáo dục -2005)
Em hãy viết một đoạn văn (10 dòng ) Trong đó có sử dụng thành phần biệt lập tình thái(gạch chân từ ngữ của Tptình thái) trình bày cảm nhận của mình về khổ thơ trên.
Câu 18 : giá trị truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê, sách giáo viên Ngữ văn 9, tập 2, nhận định: “Một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn và góp vào thành công của truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi là chất trữ tình”.
Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Câu 19 Tìm câu chứa hàm ý trong đoạn trích sau và cho biết nội dung của hàm ý:
Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:
- Vô ăn cơm !
Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “ Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:
- Cơm chín rồi !
Anh cũng không quay lại.
( Nguyễn Quang Sáng )
Câu 20: Trình bày cảm nhận của em về bài thơ “ Sang Thu” của Hữu Thỉnh.
Câu 21 Xác định phép lập luận được sử dụng trong đoạn văn sau :
Cũng như các thi sĩ của mọi thời đại, Bác viết rất nhiều bài thơ về trăng trong nhiều hoàn cảnh thật khác nhau. Bác ngắm trăng qua song sắt nhà tù. Bác thưởng thức ánh trăng trên đường đi, khi bị kẻ thù áp giải từ nhà lao này sang nhà lao khác. Bác cảm nhận vẻ đẹp của trăng giữa không gian mênh mông của núi rừng Việt Bắc. Bác trò chuyện cùng trăng khi đang chờ đợi tin thắng trận.
Câu 22 Viết đoạn văn ( khoảng 5 câu ) theo chủ đề sau : Lợi ích của việc đọc sách . Đoạn văn có sử dụng hai phép lặp và phép nối.
Câu 23 ( 6đ) Nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ : Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Chủ đề tư tưởng truyện ngắn “ Bến quê” của Nguyễn Minh Châu.
Câu 24 Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao.
b) Phân tích giá trị nghệ thuật của các biện pháp tu từ đó .
Câu 25 Thế nào là hàm ý? Cho ví dụ.
Câu 26 Một hiện tượng phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường và nơi công cộng . Em hãy đặt một nhan đề để gọi ra hiện tượng ấy .
Câu 27 Dựa vào kiến thức đã học về liên kết câu , em hãy xác định các phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn sau :
“ Trí thức có sức mạnh to lớn như thế nhưng đáng tiếc là còn không ít người chưa biết quí trọng tri thức.(1)Họ coi mục đích của việc học chỉ là để có mảnh bằng mong sau này tìm việc kiếm ăn hoặc thăng quan tiến chức.(2) Họ không biết rằng,muốn biến nước ta thành một quốc gia giàu mạnh, công bằng ,dân chủ, văn minh ,sánh vai cùng các nước trong khu vực và thế giới cần phải có biết bao nhiêu nhà tri thức trên mọi lĩnh vực.(3)”
( trích Tri thức là sức mạnh –Hương Tâm )
Câu 28 Em có suy nghĩ gì về câu ca dao :
“ Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng” ?
Câu 29a) Dân ta có câu :
Biết dựa cột mà nghe
Không biết ra hè mà đứng
Hai câu trên có quan hệ đến phương châm hội thoại nào?
b) Hãy viết một đoạn văn khoảng 5 dòng nêu cảm xúc của em khi gặp lại người thân đã có thời gian xa cách, trong đó có sử dụng thành phần khởi ngữ và thành phần phụ chú, gạch chân hai thành phần trên
Câu 30 "Sang thu" là sức cảm của nhà thơ Hữu Thỉnh trong sự chuyển mùa mang đầy tâm cảm.
Hãy trình bày cảm nhận của em về bài thơ trên.
Câu 31 Khởi ngữ là gì? Em hãy chuyển câu sau thành câu có thành phần khởi ngữ: "Tôi đã đọc xong quyển sách này"?
Câu 32: Đoạn văn: " … Chờ khi đứa con trai đã bưng thau nước xuống nhà dưới, anh hỏi Liên: Đêm qua, lúc gần sáng, em có nghe thấy tiếng gì không? Liên giả vờ không nghe câu chồng vừa hỏi. Trước mặt chị hiện ra một cái bờ đất lở dốc đứng của bờ bên này, và đêm đêm cùng với con lũ nguồn đã bắt đầu dồn về, những tảng đất đổ oà vào giấc ngủ."
( Bến Quê – Nguyễn Minh Châu )
Cho biết câu hỏi: "Đêm qua … gì không?" có chứa hàm ý gì? Ý nghĩa của hàm ý đó?
Câu 33 Suy nghĩ của em về khổ thơ 4 và khổ thơ 5 trong bài thơ: Mùa Xuân Nho Nhỏ của Thanh Hải ( Từ: "Ta làm con chim hót … Dù là khi tóc bạc" )?
Câu 34: Chỉ ra các thành phần biệt lập trong các câu sau và cho biết đó là thành phần gì?
a/ Hãy bảo vệ Trái đất, ngôi nhà chung của chúng ta, trước những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đang gia tăng.
(Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000, Ngữ văn 8)
b/ Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.
(Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9)
Câu 35Tóm tắt truyện ngắn " Những ngôi sao xa xôi" bằng một đoạn văn ngắn 15 đến 20 dòng. Trong đoạn có dùng thành phần khởi ngữ. (Gạch chân dưới thành phần khởi ngữ)
Câu 36 Tình cảm chân thành và tha thiết của nhân dân ta đối với Bác Hồ qua bài thơ"Viếng lăng Bác" của Viễn Phương.
Câu 37 An toàn giao thông - một vấn đề bức thiết đặt ra cho toàn xã hội.
Câu38 Chỉ ra từ ngữ liên kết trong hai câu sau và cho biết đó là phép liên kết nào?
... Bọn hoạn quan cung giám lại thường nhờ gió bẻ măng, ra ngoài doạ dẫm. Họ dò xem nhà nào có chậu hoa cây cảnh, chi tốt khướu hay thì biên ngay hai chữ “phụng thủ” vào.
(Phạm Đình Hổ)
Câu 39Các cụm từ in đậm trong các câu sau đây là cụm từ gì?
a. Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra.
b. Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
Câu 40Các từ ngữ in đậm làm thành phần gì trong các câu sau :
a. Làm bài , anh ấy cẩn thận lắm.
b. Khi làm bài, anh ấy cẩn thận lắm .
c. Anh ấy cẩn thận lắm, nhất là khi làm bài.
d. Anh ấy cẩn thận khi làm bài .
Câu 41 Bàn về tinh thần tư học .
Câu 42 Thêm thành phần phụ chú vào các câu sau đây :
a. Cái mạnh của con người Việt Nam là sự cầm cù, sáng tạo .
b. Mỗi ngày chúng tôi phải phá bom đến năm lần .
Câu 43Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ đầu bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ ”
của nhà thơ Thanh Hải .
Câu 44 chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới, Vũ Khoan viết : “ Sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất ”. Em hãy bình luận ý kiến trên .
Câu 45 Viết đoạn văn ( không quá 10 câu ) tóm tắt truyện ngắn Bến quê của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Tác phẩm được viết trong giai đoạn nào của văn học Việt Nam?
Câu 46 Viết đoạn văn ngắn về chủ đề quê huơng ( Không quá 7 câu ) trong đó sử dụng ít nhất hai thành phần biệt lập . Gạch dưới các từ ngữ là thành phần biệt lập và cho biết đó là các thành phần nào ?
Câu 47Tác phẩm mang tên “ Mùa xuân nho nhỏ .” nhưng lại ôm ấp biết bao nhiêu khát vọng cao đẹp của một con người .Em hãy phân tích các khổ hay nhất của bài thơ để thấy các khát vọng cao đẹp đó .
Câu 48 a/ Thế nào là nghĩa tường minh ? hàm ý ?
b/ Cho một ví dụ có sử dụng hàm ý đồng thời cho biết nội dung
của hàm ý đó là gì ?
Câu49:Viết 1 đoạn văn (7 đến 10 câu) , nội dung bàn về trường học, có sử dụng ít nhất 2 thành phần biệt lập đã học.
Câu 50: 1. Nêu khái niệm: Khởi ngữ; Các thành phần biệt lập; Nghĩa tường minh và hàm ý;…
2. Làm các bài tập ở SGK


ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾNG VIỆT, VĂN HỌC HIỆN ĐẠI
VÀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NGỮ VĂN 9

I. Trắc nghiệm:
Câu 1Câu thơ nào dưới đây chứa từ tượng hình ?
A. Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối                                             B. Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi      
C. Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần                         D. Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều
Câu 2Câu văn nào sau đây sử dụng lời dẫn trực tiếp ?
A. Còn nhà hoạ sĩ và cô gái cũng nín bặt vì cảnh trước mắt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ.
B. Một ấn tượng hàm ơn khó tả dạt lên trong lòng cô gái.
C. Hoạ sĩ nghĩ thầm: "Khách tới bất ngờ chắc cu cậu chưa kịp quét tước... gấp chăn chẳng hạn".
D. Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá.
Câu 3Phương án nào dưới đây chỉ chứa các từ địa phương Nam Bộ ?
A. Vàm kinh, nói trổng, lui cui, tập kết, lòi tói.                        B. Vàm kinh, cây xoài, tập kết, cái vá, lòi tói
C. Vàm kinh, cái vá, lòi tói, nói trổng, lui cui              D.  Vàm kinh, nói trổng, lui cui, cây xoài, lòi tói
Câu 4Thành ngữ nào dưới đây liên quan đến phương châm cách thức trong hội thoại ?
A. Ông nói gà, bà nói vịt                                              B. Nói như đấm vào tai
C. Điều nặng tiếng nhẹ                                                            D. Lúng búng như ngậm hột thị
Câu 5Từ tay trong dòng nào dưới đây là từ nhiều nghĩa chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ ?
A. Tay nâng chén muối đĩa gừng.                                B. Mối càng vắn tóc bắt tay.   
C. Khúc nhà tay lựa nên chương.                                D. Chị em thơ thẩn dang tay ra về.                 
Câu 6Trong các dòng dưới đây, từ hỗn hợp nào được dùng như một thuật ngữ ?
A. Nước trong ao, hồ, sông, biển..là một hỗn hợp.      B. Thức ăn gia súc là một hỗn hợp.    
C. Đó là một chương trình văn nghệ hỗn hợp.             D. Một đội quân hỗn hợp không thể chiến đấu.
Câu 7Chọn từ bên dưới để hoàn chỉnh khái niệm " ……....là trình bày ý kiến, nguyện vọng lên cấp trên."
A. Đề nghị                           B. Đề cử                          C. Đề đạt                        D. Đề bạt
Câu 8Phương án nào dưới đây chỉ chứa những từ ghép ?
A. Tươi tốt, hội hè, đẹp tươi, tươi tắn                           B. Tươi tốt, ngặt nghèo, nhỏ nhắn, sung sướng
C. Hư hỏng, nghiêng ngã, đỏ đắn, nhẹ nhàng              D. Ngặt nghèo, nhỏ nhẹ, hội hè, tươi tốt
Câu 9Từ lưng trong câu thơ nào không dược dùng với nghĩa gốc :
A. Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ.                             B. Lưng đưa nôi và tim hát thành lời.
C. Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.                                  D. Từ trên lưng mẹ em ra chiến trường.
Câu 10Trong các ví dụ sau đây từ in đậm trong ví dụ nào là đại từ dùng để xưng hô?
A. Tôi dọa nó: “Cơm mà nhão,  cháu về thế nào cũng bị đòn”.
B. Anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên: “Sao mày cứng đầu quá vậy, hả ?”
C. Mẹ nó bảo: “Thu ! Để ba con đi. Thống nhất rồi ba về với con”.
D. Tôi cúi xuống gần anh khẽ nói: “Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu”.
Câu 11: Câu nào dưới đây có chứa lời dẫn trực tiếp ?
A. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc.
B. Cháu nói : " Đấy, bác cũng chẳng thèm người là gì ? ".
C. Mẹ nó dặn, ở nhà có gì cần thì gọi ba giúp cho.
D. Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy anh mới nhắm mắt.
Câu 12Ở hai câu cuối Bài thơ về tiểu đội xe không kính, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì ?
A. So sánh                               B. Hoán dụ                             C. Ẩn dụ                               D. Nhân hoá
Câu 13Câu văn "tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa" sử dụng biện pháp tu từ nào giúp người đọc hình dung rõ tiếng kêu ?
A. Nhân hoá                       B. Ẩn dụ                           C.        Hoán dụ                       D. So sánh
Câu 14Câu thơ nào chứa từ tượng thanh :
A. Nhìn nhau mặt lắm cười ha ha                                B. Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
C. Tu hú kêu trên những cánh đồng xa.                                   D. Ung dung buồng lái ta ngồi.
Câu 15: Trong câu thơ Lưng đưa nôi và tim hát thành lờitác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì ?
A. So sánh                               B. Nhân hoá                C. Ẩn dụ                              D. Hoán dụ         
Câu 16Khái niệm của từ khẩu khí ?
A. Là khí phách của con người toát ra qua hành động, cử chỉ.
B. Là khí phách của con người toát ra qua trang phục, tác phong.
C. Là khí phách của con người toát ra qua lời nói.
D. Là khí phách của con người toát ra qua ánh mắt.
Câu 17Phương án nào dưới đây chỉ chứa những từ láy giảm nghĩa :
A. Nho nhỏ, xinh xinh, nhè nhẹ, đẹp đẽ, đo đỏ.                      B. Tim tím, đèm đẹp, phơi phới, loắt choắt.
C. Đẹp đẽ, tươi tắn, nhẹ nhàng, sạch sẽ                                   D. Xinh xinh, nằng nặng, nhấp nhô, nho nhỏ
Câu 18Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây liên quan đến phương châm về chất trong hội thoại :
A. Ăn đơm nói đặt                                                       B. Nửa úp nửa mở
C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây                                         D. Đánh trống lảng
Câu 19Từ đi  trong phương án nào dưới đây được dùng với phép tu từ nhân hóa ?
A. Lại đi, lại đi trời xanh thêm.                                                B. Mẹ đưa em đi quyết dành cuộc sống.
C. Vầng trăng đi qua ngõ.                                            D. Mẹ đi chuyển lán, mẹ đi đạp rừng..
Câu 20 : Câu văn nào sau đây có sử dụng lời dẫn gián tiếp ?
A. - Một cuốn sách, một món trang trí nhỏ chẳng hạn ?
B. Các chú bộ đội nói nhờ có cháu phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy quân ta bắn rơi máy bay giặc...
C. Người hoạ sĩ già vừa nói chuyện, tay vừa bất giác hí hoáy vào cuốn sổ tì lên đầu gối..
D. Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ.
Câu 21:  Chọn từ bên dưới để hoàn chỉnh khái niệm : " Nhanh nhảu mà thiếu chín chắn là ........"
A. Liến láu                   B. Liến thoắng                         C. Láu lỉnh                  D. Láu táu
Câu 22Trong ví dụ sau đây cặp từ in đậm nào là danh từ được dùng để xưng hô như đại từ :
            Người mẹ (1a) bảo con (2a) : " Mẹ (1b) không thể chiều con (2b) như thế được ".
A. Mẹ (1b) và con (2b)                                                            B. Con (2a) và mẹ (1b)
C. Mẹ (1a) và con (2a)                                                            D. Con (2a) và con (2b)
Câu 23Ý nào dưới đây không phải là cơ sở hình thành tình đồng chí trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu ?
A. Cùng chung cảnh ngộ xuất thân nghèo khó.
B. Cùng đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới giữa rừng hoang sương muối.
C. Cùng sống và chiến đấu bên nhau giữa bao khó khăn thiếu thốn.
D. Cùng chung suy nghĩ, cùng chung lí tưởng chiến đấu.
Câu 24Trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính, tác giả sáng tạo hình ảnh độc đáo - những chiếc xe không kính ngày càng biến dạng nhằm mục đích gì ?
A. Làm nổi bật những khó khăn thiếu thốn về điều kiện vật chất và vũ khí của người lính.
B. Làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe hiên ngang, dũng cảm mà sôi nổi, trẻ trung.
C. Làm nổi bật hiện thực ác liệt ở chiến trường Trường Sơn thời chống Mĩ.
D. Làm nổi bật sự vất vả gian lao của người lính thời chống Mĩ cứu nước.
Câu 25Vẻ đẹp của người dân chài hiện lên qua công việc đánh cá giữa biển trong đêm trăng ?
A. Vẻ đẹp của niềm hứng khởi được ra khơi.
B. Vẻ đẹp của niềm tin vào một chuyến đi thắng lợi.
C. Vẻ đẹp trong sự hòa hợp với thiên nhiên, làm chủ thiên nhiên.
D. Vẻ đẹp của niềm tin tưởng vững chắc vào tương lai tươi sáng.
Câu 26Bài thơ Bếp lửa biểu đạt tình cảm, cảm xúc gì của đứa cháu ?
A. Miêu tả vẻ đẹp của hình ảnh bếp lửa trong mỗi buổi sớm mai.
B. Biểu đạt tình cảm thương yêu của người bà dành cho con và cháu.
C. Biểu đạt tình cảm sâu năng, thiêng liêng của người cháu đối với bà.
D. Biểu đạt tình cảm nhớ thương của người cháu tuổi thơ gian khó nhọc nhằn.
Câu 27Bố cục của bài thơ Ánh trăng có gì đặc điểm gì ?
A. Bài thơ miêu tả vầng trăng từ lúc mọc đến lúc lặn.
B. Bài thơ như một vở kịch có nhiều mâu thuẫn, xung đột.
C. Bài thơ như một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian.
D. Bài thơ không theo một trình tự nào nhất định.
Câu 28Trong truyện ngắn Làng, tác giả đã đặt nhân vật ông Hai vào tình huống như thế nào để ông tự bộc lộ đầy đủ tính cách, tình cảm của mình ?
A. Ông Hai không biết chữ phải đi nhờ người khác đọc hộ tin thời sự.
B. Tin làng ông theo giặc mà ông nghe từ miệng những người đàn bà tản cư.
C. Bà chủ nhà định đuổi gia đình ông Hai không cho ở nữa.
D. Ông Hai thủ thỉ tâm sự với đứa con út như để ngõ lòng mình, để tự mình thanh minh cho mình.
Câu 29Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sapa được khắc họa chủ yếu bằng cách nào ?
A. Được tác giả miêu tả trực tiếp                                  B. Tự đánh giá về mình.
C. Được giới thiệu qua lời kể của bác lái xe.               D. Qua cái nhìn của các nhân vật khác.                       
Câu 30Hình ảnh " Đầu súng trăng treo " có ý nghĩa tả thực hay biểu tượng ?
A. Tả thực                                B. Biểu tượng                                       C. Tả thực và biểu tượng
Câu 31Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ  Đoàn thuyền đánh cá là gì ?
A. Cảm hứng về lao động và biển cả.                          B. Cảm hứng về lao động và thiên nhiên.
C. Cảm hứng về thiên nhiên tươi đẹp.                         D. Cảm hứng về con người lao động
Câu 32Nhận định nào nói đúng nhất về thái độ của con người trong Ánh trăng :
A. Thái độ đối với chính mình.                                                B. Thái độ đối với những người đã khuất.
C. Thái độ đối với con người ở quanh ta.                    D. Thái độ đối với quá khứ.
Câu 33Tư tưởng của nhà thơ gởi gắm qua bài thơ Ánh trăng là gì ?
A. Thiên nhiên, vạn vật thì vô hạn, tuần hoàn, còn cuộc đời con người thì hữu hạn.
B. Cuộc sống vật chất dù đầy đủ rồi cũng có thể mất, chỉ có đời sống tinh thần là bất diệt.
C. Thiên nhiên luôn bên cạnh con người, là người bạn thuỷ chung của con người.
D. Con người có thể vô tình, lãng quên tất cả, nhưng nghĩa tình quá khứ thì mãi thuỷ chung.
Câu 34Tâm lí nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng được tác giả miêu tả chủ yếu qua phương diện nào?
A. Qua hành động, cử chỉ                                            B. Qua nét mặt, cử chỉ
C. Qua ngoại cảnh                                                       D. Qua ngôn ngữ
Câu 35Ý nào nói đúng nhất tâm trạng ông Hai từ sau khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc :
A. Bị ám ảnh và lo sợ bọn Tây và bọn Việt gian bán nước.
B. Luôn sợ hãi mỗi khi nghe ai đó nói tụ tập và nói chuyện về việc làng mình theo giặc.
C. Đau xót, tủi hổ về cái tin làng mình theo giặc.
D. Hụt hẫng, đau đớn, tủi nhục, lo lắng đến nỗi bị ám ảnh nặng nế.
Câu 36Nhận định nào không phù hợp với giá trị nghệ thuật của truyện ngắn Chiếc lược ngà ?
A. Xây dựng cốt truyện chặt chẽ, có nhiều yếu tố bất ngờ nhưng hợp lí .
B. Đặt nhân vật vào tình huống đặc biệt để bộc lộ tính cách, tình cảm.
C. Xây dựng được người kể chuyện là nhân vật rất thích hợp.
D. Nghệ thuật tả cảnh và độc thoại nội tâm đặc sắc.
Câu 37Ý nào không phù hợp với nhận định về vẻ đẹp của hình ảnh người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính ?
A. Có tư thế hiên ngang và tinh thần dũng cảm.
B. Có tâm hồn nghệ sĩ, cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên.
C. Có những niềm vui sôi nổi của tuổi trẻ trong tình đồng đội.
D. Có tình thương yêu và ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt.
Câu 38Nội dung các câu hát trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá có ý nghĩa gì ?
A. Biểu hiện sức sống căng tràn của người lao động.
B. Thể hiện sức mạnh vô địch của con người trước thiên nhiên.
C. Biểu hiện niềm vui, sự phấn chấn của người lao động trên biển.
D. Thể hiện sự bao la, hùng vĩ của biển cả trong cái nhìn của người lao động.
Câu 39: Câu tục ngữ nào dưới đây đúng với lời nhắn nhủ của nhà thơ trong bài thơ Ánh trăng :
A. Ăn cây nào, rào cây ấy.                                          B. Uống nước nhớ nguồn
C. Gieo gió thì sẽ gặt bão.                                            D. Chim có tổ, người có tông.
Câu 40:  Ý nào không phù hợp với những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện ngắn Làng :
A. Giọng văn giàu màu sắc trữ tình, có giá trị biểu cảm cao.
B. Xây dựng tình huống tâm lí nhân vật đặc sắc.
C. Sử dụng chính xác ngôn ngữ nhân vật quần chúng.
D. Miêu tả sinh động diễn biến tâm lí nhân vật.
Câu 41Qua miêu tả tâm lí nhân vật ông Hai (Làng), em đồng ý với nhận định nào dưới đây ?
A. Kim Lân là nhà văn yêu tha thiết làng quê và đất nước, thuỷ chung với kháng chiến.
B. Kim Lân am hiểu sâu sắc nông thôn và đời sống tinh thần của người nông dân.
C. Kim Lân là người căm thù giặc Pháp và những kẻ làm Việt gian theo Tây.
D. Kim Lân am hiểu sâu sắc lề thói, phong tục ở nông thôn Việt Nam.
Câu 42Theo em, thử thách lớn nhất đối với anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa là gì ?
A. Cuộc sống thiếu thốn.                                             B. Công việc vất vả, nặng nhọc.
C. Thời tiết khắc nghiệt.                                                          D. Sự cô đơn, vắng vẻ.
Câu 43Vì sao cây lược lại có ý nghĩa thiêng liêng đối với ông Sáu trong văn bản Chiếc lược ngà ?
A. Vì ông Sáu đã bỏ ra rất nhiều thời gian, công sức để làm ra chiếc lược chờ ngày về tặng cho con.
B. Vì nó chứng tỏ người cha biết giữ đúng lời hứa của mình với đứa con trước lúc chia tay.
C. Vì nó minh chứng cho tình yêu con tha thiết, nỗi mang nhớ và cả nỗi ân hận giày vò vì đã đánh con.
D. Vì lúc bấy giờ cây lược làm bằng ngà voi là một vật quí hiếm, con ông có thể khoe với mọi người.
Câu 44 Theo lời anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa công việc của anh đòi hỏi phẩm chất gì ?
A. Tỉ mỉ và chính xác                                                  B. Có tinh thần trách nhiệm cao.
C. Cả và đều sai                                                   D. Cả và đều đúng.
Câu 45: Khi chứng kiến cảnh cha con bé Thu chia tay, người kể chuyện cảm thấy "khó thở như  có bàn tay ai nắm lấy trái tim". Chi tiết đó nói lên tâm trạng gì ở nhân vật này ?
A. Xúc động, nghẹn ngào                                            B. Đau đớn đến tột cùng
B. Sung sướng đến khó tả                                            D. Giận dữ, phẫn uất.
Câu 46Ý nào dưới đây không phải là phương diện khắc hoạ hình ảnh người lính trong bài thơ "Đồng chí "  của Chính Hữu ?
A. Tình đồng đội thắm thiết, sâu sắc.                           B. Ngôn ngữ nông dân thuần phát.
C. Hoàn cảnh xuất thân                                                           D. Điều kiện sống có nhiều thiếu thốn, gian lao.
Câu 47Ý nào không liên quan đến nghệ thuật của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá ?
A. Sử dụng nhiều yếu tố kì ảo trong khi  miêu tả cảnh lao động làm cho bài thơ hấp dẫn.
B. Hình ảnh thơ bay bổng, giàu sức liên tưởng, gợi tả được vẻ đẹp của biển và người lao động.
C. Lời thơ dõng dạc, giọng thơ khoẻ khoắn, sôi nổi, điệu thơ như khúc hát say mê hào hứng.
D. Cách gieo vần có nhiều biến hoá linh hoạt, sử dụng nhiều biện pháp tu từ nghệ thuật.
Câu 48Giọng điệu Bài thơ về tiểu đội xe không kính có đặc điểm chủ yếu gì ?
A. Sâu lắng, nhẹ nhàng, phù hợp với đối tượng miêu tả.
B. Hào hùng, hoành tráng, phù hợp với đối tượng miêu tả.
C. Trữ tình, nhẹ nhàng, phù hợp với đối tượng miêu tả.
D. Ngang tàng, phóng khoáng, pha chút tinh nghịch phù hợp với đối tượng miêu tả.
Câu 49Nhận định nào nói không đúng về ý nghĩa của hình ảnh bếp lửa trong bài thơ  Bếp lửa ?
A. Là hình ảnh của thời chiến tranh đầy gian khó nhọc nhằn.
B. Hiện diện như tình cảm ấm áp của người bà dành cho cháu.
C. Là chỗ dựa tinh thần của người cháu trong những năm tháng tuổi thơ.
D. Là sự cưu mang, đùm bọc, chi chút của bà dành cho cháu.
Câu 50Nhận định nào sau đây không phù hợp với ý nghĩa mang tính biểu tượng của hình ảnh vầng trăng trong bài thơ Ánh trăng :          
A. Thiên nhiên hồn nhiên, tươi mát                             B. Sự hồn nhiên, trong sáng của tuổi thơ.
C. Vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của đời sống                  D. Quá khứ nghĩa tình
Câu 51Mục đích của việc ông Hai trò chuyện với đứa con út là gì ?
A. Để mong thằng con út hiểu được nỗi lòng của cha nó.
B. Để cho bớt nỗi cô đơn và buồn chán vì không có ai để nói chuyện.
C. Để tỏ lòng yêu thương đặc  biệt đứa con út của mình.
D. Để thổ lộ nỗi lòng và cũng để mình tự thanh minh cho mình nữa.
Câu 52: Truyện  Lặng lẽ Sa Pa được kể chủ yếu qua cái nhìn của ai ?
A. Tác giả                    B. Ông hoạ sĩ già                     C. Bác lái xe                D. Anh thanh niên
Câu 53Yếu tố nào thể hiện rõ nhất chất thơ trong truyện Lặng lẽ Sa Pa ?
A. Phong cảnh thiên nhiên đẹp và thơ mộng qua cái nhìn của ông hoạ sĩ.
B. Vẻ đẹp của cuộc sống và công việc giữa thiên nhiên lặng lẽ của nhân vật anh thanh niên.
C. Những suy nghĩ về con người, về cuộc sống, về nghệ thuật của các nhân vật.
D. Tính cách chân tình, cởi mở, nhiệt tình và khiêm tốn của anh thanh niên đối với mọi người.
Câu 54Nguyên nhân sâu xa khiến bé Thu không nhận ông Sáu là ba của nó ?
A. Vì ông Sáu già hơn người cha trong ảnh và có thêm vết thẹo trên mặt.                                          
B. Không muốn san sẻ tình cảm đã dành cho người cha trong ảnh
C. Vì mặt ông Sáu không hiền như trước.                   
D. Vì ông Sáu đi lâu, bé Thu quên mất mặt cha.
Câu 55Văn bản trích từ truyện Chiếc lược ngà trong SGK chủ yếu viết về điều gì ?
A. Tình cha con trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
B. Tình đồng chí của những người cán bộ cách mạng.            
C. Tình quân dân trong chiến tranh.
D. Tình yêu quê hương, đất nước của người lính cách mạng.
Câu 56Biểu hiện đẹp nhất của tình đồng chí trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu là gì ?
A. Cảm thông sâu xa tâm tư nỗi lòng của nhau.
B. Cùng chia sẻ những thiếu thốn, khó khăn của cuộc đời người chiến sĩ.
C. Gắn bó, thương yêu, tin tưởng nhau với đôi bàn tay nắm chặt.
D. Đứng cạnh bên nhau nơi chiến hào giữa rừng hoang sương muối.
Câu 57Sức mạnh tinh thần quan trọng nhất giúp người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật vượt qua gian khổ, ác liệt nơi chiến trường là gì ?
A. Tư thế ung dung, bình tĩnh, hiên ngang trước mọi khó khăn thử thách.
B. Tính cách trẻ trung, sôi nổi, lạc quan pha chút ngang tàng của tuổi trẻ.
C. Tình đồng đội, đồng chí thắm thiết như tình cảm anh em trong một gia đình.
D. Tình yêu nước, yêu miền Nam ruột thịt với quyết tâm tất cả vì miền Nam thân yêu.
Câu 58Vẻ đẹp của người dân chài trong Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận khi đánh cá trên biển trong đêm trăng ?
A. Làm việc với một qui trình nghiêm ngặt trong sự hài hòa với thiên nhiên, làm chủ thiên nhiên.
B. Say sưa, phấn khởi, tin tưởng vào kết quả tốt đẹp của công việc mình đang làm.
C. Tư thế hiên ngang, tầm vóc lớn lao hướng về tương lai tươi sáng.
D. Đoàn kết, gắn bó với nhau, chung tay làm việc với tinh thần hăng say.
Câu 59Tình huống bất ngờ trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy là tình huống nào ?
A. Con người trưởng thành, trở thành người chiến sĩ chiến đấu nơi núi rừng.
B. Chiến tranh kết thúc, con người về thành phố sống trong tiện nghi đầy đủ.
C. Cuộc sống tiện nghi nơi thành phố bị gián đoạn, con người đột ngột gặp lại vầng trăng.
D. Con người ngửa mặt lên đối diện với vầng trăng quá khứ trong tâm trạng rưng rưng xúc động.
Câu 60Trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt, người bà “bảo cháu nghe, dạy cháu làm, chăm cháu học” khi nào ?
A. Lúc cháu lên bốn tuổi trong lúc đói mòn đói mỏi.
B. Trong tám năm cháu cùng bà nhóm lửa, mẹ và cha công tác không về.
C. Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi, bà trở về dựng lại túp lều tranh.
D. Lúc cháu chuẩn bị xa bà, đi học tập ở nước bạn xa xôi.
II. Tự luận:
Tiếng Việt Nắm vững các kiến thức tiếng Việt trong học kì I, làm lại các bài tập trong sách giáo khoa
Văn học:
Học thuộc các bài thơ, đoạn thơ trung đại và hiện đại học kì I, nắm vững nội dung, chủ đề, đặc sắc nghệ thuật của từng bài thơ, đoạn thơ.
- Nắm vững cốt truyện, tình huống truyện, chủ đề của các truyện trung đại và hiện đại học kì I ; đặc điểm, vẻ đẹp của các nhân vật trong mỗi truyện ; đặc sắc về nghệ thuật tự sự trong mỗi truyện.
Tập làm văn:
- Nắm vững nội dung chung của kiểu bài thuyết minh, biết sử dụng các phương pháp thuyết minh, các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh.
- Biết xác định chủ đề, xây dựng cốt truyện, tình huống truyện ; sử dụng các yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm, biểu cảm, nghị luận, các hình thức thoại trong bài văn tự sự.
Câu 61Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng thành ngữ (từ nhiều nghĩa, từ địa phương, biệt ngữ, thành ngữ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ tương thanh, từ tượng hình, biện pháp tu từ từ vựng,…).
Câu 62Viết một đoạn văn phân tích tác dụng (cái hay) của biện pháp tu từ  được sử dụng trong ngữ liệu.
Câu 63Cảm thụ một đoạn thơ trong các bài thơ, đoạn thơ đã học (không có thơ đọc thêm).
Câu 64Cảm nhận tình đồng chí (cơ sở hình thành, biểu hiện) trong bài thơ Đồng chí.
Câu 65Phân tích làm rõ sự ác liệt của chiến trường (vẻ đẹp người lính) trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính.  
Câu 66Phân tích vẻ đẹp của người dân chài (của thiên nhiên, biển cả) trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá.
Câu 67Cảm nhận hình ảnh bếp lửa – người bà (tình bà cháu) trong bài thơ Bếp lửa.
Câu 68Phân tích ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, ánh trăng trong bài thơ Ánh trăng.
Câu 69Phân tích tình huống truyện trong các truyện ngắn Làng, Lặng lẽ SaPa, Chiếc lược ngà.
Câu 70Phân tích tâm trạng nhân vật ông Hai trong Làng ; vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ SaPa ; tâm lí, tình cảm nhân vật bé Thu, ông Sáu trong Chiếc lược ngà.

Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
1`
A
11
B
21
D
31
B
41
B
51
D
2
C
12
B
22
A
32
D
42
D
52
B
3
C
13
D
23
B
33
D
43
C
53
A
4
D
14
A
24
C
34
D
44
A
54
B
5
C
15
B
25
C
35
D
45
A
55
A
6
A
16
C
26
C
36
D
46
B
56
C
7
C
17
D
27
C
37
B
47
A
57
D
8
D
18
A
28
B
38
C
48
D
58
A
9
A
19
C
29
D
39
B
49
A
59
C
10
B
20
B
30
C
40
A
50
B
60
B


ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 9 KÌ II (PHẦN BAÌ TẬP)

KHỞI NGỮ
1.Xác định khởi ngữ:
A. Về công nghiệp, chúng ta đã xây dựng thêm nhiều xí nghiệp mới.
B. Cuốn tạp chí này tôi đã xem rồi.
C. Những câu Kiều, những tiếng hát, tất cả giữ cho những người bị giam cầm vẫn buộc chặt lấy cuộc đời thường bên ngoài.
2. Chuyển các câu sau thành câu có khởi ngữ:
a. Mỗi cân gạo này có giá ba ngàn đồng.
b. Tôi luôn luôn có sẵn tiền trong nhà.
c. Chúng tôi mong được sống có ích cho xã hội.
d. Nước biển Đông cũng không đo được lòng căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn.
3. Khởi ngữ trong đoạn? Tác dụng?
“ Tôi đi đến đâu người ta cũng thương. Còn nó, nó đi đến đâu người ta cũng ghét tuy không ai nói ra.
CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
1. Xác định thành phần biệt lập
Ừ, tưởng gì…nhất định đầu tháng mười anh sẽ đi ra được đến đầu cầu thang.
B. Con đã về đây, ơi mẹ Tơm…
– Hôm nay ông Nhĩ có vẻ khoẻ ra nhỉ?
- Da, con cũng thấy như hôm qua…
D. - Bố đang sai con đi làm cái việc lạ thế?
- Hay là thế này nhe- Nhĩ vẫn không hề thay đổi ý kiến- con cầm đi mấy đồng bạc xem bên ấy có hàng quán gì, người ta bán bánh trái gì con mua cho bố.
2. Xác định thành phần biệt lập trong câu:
a. Ơi con chim chiền chiện
b. Thưa ông, bà nhà cho mời ông về ạ!
c. Ồ, thích thật bài thơ miền Bắc.
d. Chẳng để làm gì cả - Nhĩ có vẻ ngượng nghịu vì cái điều anh sắp nói ra quá ư kỳ quặc - Con hãy qua đó đặt chân lên bờ bên kia, đi chơi loanh quanh rồi ngồi xuống nghỉ chân ở đâu đó một lát rồi về.
đ. Một lát sau Nhĩ còn nghe tiếng vợ đi lại dọn dẹp và dặn dò con điều gì đó. Liên hãm nước thuốc ở ở cái siêu đất ra chiếc bát chiết yêu, Nhĩ đoán thế, nghe tiếng nước rót ra lẫn mùi thuốc bắc bay vào nhà.
e. Lác đác hãy còn những thửa ruộng lúa con gái xanh đen, lá to bản mũi nhọn như lưỡi lê- con gái núi rừng có khác
g. Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.
h. Cuối cùng thứ đã chở A-ri lênh đênh giữa sóng nước là một cái thuyền mảng, trên đó có những chai nước ngọt -cứu tinh của anh.
d. Mẹ mình đang đợi ở nhà - con bảo - Làm sao con có thể rời mẹ mà đến được.
NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý:
1. Có đoạn đối thoại:- A-Gió lạnh nhĩ? (tình huống gió lạnh, phòng mất điện)
B-Đóng cửa thì tối.
a. Chỉ ra hàm ý có trong đoạn đối thoại.
b. Đoạn đối thoại trên có vi phạm phương châm hội thoại không? Vì sao?
2. Đoạn thơ: Thoắt trông nàng đã chào thưa:
“Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!
Đàn bà dễ có mấy tay
Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan!
Dễ dàng là thói hồng nhan
Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều!
Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu
Khấu đầu dưới trướng, liệu điều kêu ca.
a. Xác định hàm ý của 2 câu in nghiêng.
b. Theo em, người nghe có hiểu hàm ý của người nói không? Những chi tiết nào chứng tỏ điều đó?
3. Trong đoạn trích sau, những câu nào có nghĩa tường minh. Câu nào ngoài nghĩa tường minh còn có hàm ý? Hãy giải đoán hàm ý trong câu có hàm ý.
“ Anh thanh niên đỏ mặt, rõ ràng luống cuống:
- Vâng, mời bác và cô lên chơi. Nhà cháu kia. Lên cái bậc cấp kia, trên ấy có cái nhà đấy. Nước sôi đã có sẵn, nhưng cháu về trước một tí. Bác và cô lên ngay nhé.
- Nói xong, anh chạy vụt đi, cũng tất tả như khi đến.
- Bác và cô lên với anh ấy một tí. Thế nào bác cũng thích vẽ anh ta- Người lái xe lại nói.
4. Câu sau đây: “Hôm nay Hà không đi chơi điện tử”
Tìm hàm ý. Diễn đạt câu trên với nghĩa tường minh?
5.Tìm hàm ý câu gạch dưới và diễn đạt với nghĩa tường minh?
- Chiều mai cậu đi học văn với tớ.
- Chiều mai lớp tớ lao động.
6. Khi báo ân cho Thúc Sinh, Thuý Kiều có nhắc tới Hoạn Thư:
“Vợ chàng quỷ quái tinh ma / Phen này kẻ cắp, bà già gặp nhau/ Kiến bò miệng chén chưa lâu/ Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa” Lời nói cuả Thuý Kiều có chứa hàm ý gì?
7. Cho tình huống:
Tuấn hỏi Nam:
- Cậu thấy đội bóng huyện mình chơi có hay không?
Nam bảo:
- Tôi thấy họ ăn mặc rất đẹp.
a. Chỉ ra hàm ý có trong câu trả lời của Nam?
b. Đoạn đối thoại trên có vi phạm phương châm hội thoại không? Vì sao?

LIÊN KẾT CÂU
1. “(1) Lên quá độ hai cây số tôi dừng xe nép vào bên một ta-luy cao có cây rậm.(2) Tôi bật đèn buồng lái. (3) Điều tôi trông thấy đầu tiên là có vết máu bên vai Nguyệt, vết máu chảy loang đỏ cả cánh tay áo xanh. (4) Chết thật, cô ta bị thương rồi …” (Nguyễn Minh Châu)
a. Có thể thay đổi trật tự sắp xếp các câu trong đoạn văn không ? Vì sao?
b.Phép liên kết nào được dùng làm phương tiện liên kết câu trong đoạn văn?
2. Các đoạn văn sau đã sử dụng phép liên kết nào?
a. ( 1) Ngày mai trên đất nước này, sắt, thép có thể có nhiều hơn tre, nứa. ( 2) Nhưng trên đường trường ta dấn bước, tre xanh vẫn là bóng mát. ( 3 ) Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình. ( 4 ) Tre sẽ càng tươi trước cổng chào thắng lợi. (Thép Mới)
b.( 1)Thoắt cái, lác đác lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. ( 2) Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. ( 3) Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay-ơn đen nhung hiếm quí. (Nguyễn Quang Hách)
c.( 1) Vua nâng lưỡi gươm về phía Rùa Vàng.( 2) Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. ( 3) Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh.
Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. ( Sự tích Hồ Gươm)
3. Hãy phát hiện và chữa lỗi về liên kết nội dung và hình thức của đoạn văn sau:
a.(1) Chim chóc nhiều vô kể.(2) Chào mào, sáo sậu, sáo đen… đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. (3) Vài ba con thỏ đi kiếm ăn. (4) Chúng líu lo trò chuyện, tranh cãi ồn ào mà vui không thể tưởng tượng được.
b. (1) Buổi sáng sương muối phủ kín cành cây bãi cỏ .(2) Gió bấc hun hút thổi? (3) Núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù .(4) Nhưng mây bò trên mặt đất tràn vào trong nhà, quấn lấy người đi đường.
c. Thuý Kiều và Thuý Vân là hai chị em. Nhưng Thuý Kiều là chị, còn Thuý vân là em. Họ đều là những người con gái có nhan sắc.
d.Đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong cảnh màn đêm buông xuống. Sóng biển cài then, đêm sập cửa, vũ trụ đi vào yên tĩnh, vắng lặng. Bốn bề không còn một tiếng động. Lá cờ nhỏ trên đỉnh cột buồm bay phần phật trước giáo. Những đường chỉ viền óng ánh như sáng rực trong đêm.
4. Phân tích sự liên kết về nội dung và hình thức ( biện pháp liên kết ) có trong đvăn sau:
Nhân nghĩa là nhân dân. Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân.Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân.
Thiện nghĩa là tốt đẹp, vẻ vang. Trong xã hội không gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của nhân dân.
5. Hãy chỉ rõ các phép liên kết , phương tiện liên kết trong đoạn sau:
a. “ Khi Chí Phèo tỉnh giấc thì trời đã sáng lên. Mặt trời chắc đã lên cao và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ. Cứ nghe chim ríu rít bên ngoài là đủ biết. Nhưng trong cái lều ẩm thấp vẫn mới chỉ hơi lờ mờ. Ơ đây người ta thấy chiều lúc xế trưa và gặp đêm khi bên ngoài vẫn sáng. Chưa bao giờ Chí Phèo nhận thấy thế bởi chưa bao giờ hết say.”
b. Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được mười quyển sách không quan trọng , không bằng đem thời gian, sức lực đọc mười quyển ấy mà đọc một quyển thực sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần