DOAN NHUNG thân mến,
Tưởng tượng hàng xóm của bạn mở hết cỡ dàn karaoke làm bạn mất ngủ nhiều đêm, bạn phải nói sao để họ dừng điều đó lại?
Người khác có nghe bạn nói hay không là tùy thuộc vào cách nói của bạn. Làm thế nào để lời nói của bạntrở nên thuyết phục, giúp bạn nắm lợi thế trong mọi cuộc thương lượng? Trong cuốn sách Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi, Andrew Matthews đưa ra một vài gợi ý hữu ích:
1. Khách quan - diễn tả chính xác điều đang xảy ra
Khi bạn phàn nàn về một tình huống nào đó, đừng thổi phồng nó lên hay bắt đầu trách cứ. Ví dụ khi ai đó hút thuốc gần bạn trong máy bay thì bạn nên nhận xét: “Khói thuốc của ông thổi vào mặt tôi khi tôi đang ăn, xin ông vui lòng tắt đi được không?” Cách này sẽ hiệu quả hơn là bảo: “Ông dẹp quách điếu thuốc của ông đi cho!”
Chúng ta thường hay dùng “Không bao giờ” hoặc "Lúc nào cũng". Ví dụ: "lúc nào anh cũng đến muộn”. Hay “anh chẳng bao giờ nghe em nói”. Kiểu thổi phồng này xúc phạm người khác.
Tương tự, chúng ta cần công bằng và chính xác trong ý kiến của mình - “Khói thuốc của ông làm tôi nghẹt thở”, cũng là một sự nói quá.
2. Chịu trách nhiệm về cảm xúc của mình
“Anh ăn món mỳ sao nghe ồn quá, tôi không thoải mái được. Tôi thấy ngại vì những người khác trong nhà hàng cứ nhìn anh chằm chằm” thay vì “Anh làm tôi khó chịu quá. Ước gì có ai tống khứ anh đi chỗ khác!”.
Phải chọn phản ứng của bạn đúng mực chứ đừng đổ lỗi cho người khác.
Dùng những cụm từ như: “Tôi cảm thấy khó chịu”, “tôi thấy…” thay vì “anh làm tôi phát bệnh”...
3. Hãy rõ ràng về điều bạn muốn
Ví dụ, nếu bạn nói với người phục vụ "chén canh này hơi nguội, hãy đổi giúp tôi chén khác" sẽ hiệu quả hơn là "sao anh dám mang cho tôi chén canh nguội ngắt thế này". Hãy nói cụ thể.
Khi phát biểu quan điểm của mình thì đừng bắt đầu bằng lời xin lỗi như: “Tôi xin lỗi đã làm phiền bạn nhưng bạn đang giẫm lên chân tôi”. Xin lỗi làm cho người khác cảm giác là bạn đang rất dè dặt. Không cần phải xin lỗi, chỉ cần nói cho người ta biết điều họ cần biết.
4. Nói rõ hậu quả
Chẳng hạn, khi ông hàng xóm mở nhạc om xòm, bạn có thể nói: “Nếu ông giảm bớt tiếng nhạc thì lần tới khi tôi tổ chức tiệc, tôi cũng sẽ làm thế!”
Hãy nói rõ lợi ích của cả hai phía khi cả hai cùng hành động đúng. Dùng lối nói tích cực chứ đừng nói cái tiêu cực. Bạn cũng nên nói mình sẽ nỗ lực về phía mình nếu họ cố gắng.
5. Chỉ nên nói từng vấn đề một - không ôm đồm nhiều chuyện nói một lúc
Sẽ có cơ may đạt được nhiều kết quả hơn nếu bạn xử lý mỗi lần chỉ một vấn đề. Cái này rất cơ bản nhưng chúng ta thường bỏ quên. Ví dụ, “Đừng ăn nhiều thế, thôi rền rĩ đi và nghiêm chỉnh lại một chút, kiếm việc mà làm hay làm giúp việc nhà với”. Như thế là quá nhiều và không ai chịu nhượng bộ cả. Việc nào cần thì nói trước rồi lần khác sẽ bàn đến cái tiếp theo.
Đôi khi bạn bị phản đối và bị người khác phủi đi bằng những câu quen thuộc như:
“Lâu nay đâu có ai nói vậy!” “Sao anh nhỏ mọn quá vậy?” “Tôi không có thì giờ để nghe lúc này!”
Bạn cần phải biết cách phản ứng, chẳng hạn như: “Tôi nói lúc này vì tôi cho nó là quan trọng”. “Tôi không cho là mình nhỏ mọn…” “Nói cho tôi nghe khi nào anh rảnh để nói chuyện?”
ĐÚC KẾT: Khi phát biểu quan điểm của mình bạn nên khách quan. Chỉ nên nói bạn cảm thấy thế nào, chính xác là về cái gì chứ đừng buộc tội hay nói chung chung. Khi bạn thắng nghĩa là bạn kiểm soát tình hình và đạt được cái bạn muốn. Nếu thua bạn cũng sẽ thấy dễ chịu hơn vì bộc lộ được suy nghĩ của mình. Lời nói của bạn sẽ ngày một thuyết phục hơn.
Bạn có thể tham khảo các nguyên tắc thuyết phục người khác trong khóa Tâm lý học thuyết phục của Ts. Dương Ngọc Dũng. Khóa học đưa ra 7 nguyên tắc tâm lý dẫn dụ đối phương nghe theo ý mình, tạo sức mạnh cho lời nói của bạn. Chắc chắc sẽ giúp bạn phát triển hơn nữa kỹ năng giao tiếp của mình.
Thân mến,
Quỳnh Trâm