Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

GỢI Ý ĐỀ 3 CÂU 2

Yêu cầu về nội dung:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận 
* Giải thích:
- Hành động nghịch lý có thể hiểu là những hành động nhìn có vẻ như không hợp logic nhưng thật ra là đúng. Thế nên theo cách nghĩ thông thường "thèm người" thì không phải chọn chốn đông người để làm việc, yêu gia đình thì phải luôn ở bên gia đình. Thế nhưng nhân vật anh thanh niên và nhân vật anh Sáu đã có những lựa chọn rất kì lạ: Anh thanh niên xung phong lên làm việc trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m không một bóng người, anh Sáu tình nguyện từ giả gia đình đi chiến đấu lúc đứa con đầu lòng-cũng là đứa con duy nhất chưa đầy một tuổi và lúc con gái nhận ra cha và bộc lộ tình yêu mãnh liệt. 
-  Thông qua việc xây dựng những chuỗi suy nghĩ, hành động nghịch lí ấy, tác giả đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về nhân vật đó cũng là cách gửi gắm thông điệp của người sáng tác. 
  Từ việc cảm nhận về hành động nghịch lí của hai nhân vật, có thể đọc được các thông điệp khác nhau mà tác giả gửi gắm, có thể là;
+ Qua việc anh thanh niên xung phong lên làm việc trên đỉnh...có thể thấy anh là người yêu nghè thấy được ý nghĩa công việc của mình và luôn gắn bó, có trách nhiệm với công việc. Anh nhận ra công việc ấy tuy thầm lặng nhưng cần thiết đóng góp nhiều cho cuộc sống. Biểu hiện cao nhất của lòng yêu cuộc sống và con người chính là khát khao được cống hiến. Như vậy suy đến sâu xa việc thèm người thương quí con người chính là lí do khiến anh thanh niên lựa chọn làm việc trên ngọn núi cao cô độc. 
  Từ đó ta thấy thông điệp của tác giả: Hãy sống hăng say hãy biến tình yêu cuộc sống và con người thành ý thức đóng góp, thành nhiệt huyết với công việc dựng xây đất nước. 
+ Qua việc anh sáu tình nguyện từ giã gia đình đi chiến đấu, có thể thấy chiến tranh đã tác động trực tiếp đến cuộc sống của từng người. Chiến tranh chia cắt gia đình, chiến tranh gây ra mất mát. Những vết thương lòng khó thể bù đắp. Ai cũng có thể thấy lí do ông Sáu ra đi là vì tình yêu nước nồng nàn, tha thiết. nhưng nếu nhìn kĩ hơn ta thấy ẩn trong tình yêu nước là tình yêu gia đình. Việc đi chiến đấu là để giữ được độc lập cho đất nước cũng là để hướng tới tự do cho mỗi cá nhân, hạnh phúc cho mỗi gia đình. Tình yêu gia đình sẽ là động lực lớn lao để người chiến sĩ tiến về phía trước. Đó cũng chính là thông điệp mà tác giả gửi gắm. Tình yêu gia đình và tình yêu nước không thể tách rời, giúp người ta luôn hướng đến những điều tốt đẹp. 
* Đánh giá nhạn xét:
+ Đằng sau những hành động có vẻ nghịch lí của nhân vật là những điều rất có lí: Yêu thương gắn kết với một đối tượng không có nghĩa là phải kề cận gần bên đối tượng mà sẵn sàng hy sinh để mang lại những gì tốt đẹp cho đối tượng ấy. 
+ Thông qua tình yêu với những đối tượng cụ thể: Con người và gia đình, cả hai tác giả đều hướng người đọc đến một tình yêu lớn lao: Tình yêu tổ quốc thể hiện qua việc dựng xây và bảo vệ đất nước. Một thông điệp giàu ý nghĩa. 
+ VIệc xây dựng hành động tưởng chừng như nghịch lí cho thấy tài năng của hai tác giả trong việc thể hiện vẻ đẹp của nhân vật. Tài năng ấy bắt nguồn từ tấm lòng tha thiết với cuộc đời. 
Lưu ý: Các em tìm hiểu thêm thông điệp về vẻ đẹp của con người VN, Sự khắc nghiệt của chiến tranh...
Chỉ là gợi ý thôi nhé!

31/3

Một ngày trôi trong huênh hoang ngắn ngủi
Ấm trong ta là những nụ cười hiền
Cứ như thế và đừng mong gì nữa
Kẻo lại làm rơi rớt những bình yên...!
HBT

                                                                    31/3/2016
                                                                        

Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

YÊU MẸ



QUÁN CHIỀU

Ta mượn tuổi học trò
cùng trang giấy trắng
Vẽ nụ cười viên mãn
Xóa những lo âu dằn vặt
Chôn vào đất lạnh tàn tro

Ta mượn quán chiều
Để xoa tan hắt hiu nỗi nhớ
Mượn đêm về một cơn mơ
......
 



Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2016

CẢM ƠN ĐỜI HOAN HỈ CUỐI TRỜI XA


Mùa đông xưa em đan áo cho anh
Từng mũi đan mong manh
Trong đêm khuya lạnh vắng
Tiếng thời gian gõ đều trong im lặng
Chiếc áo xong rồi nhưng lại giữa mùa thu

Em như Nàng Bân xưa may áo ấm cho chồng 
Áo may xong không còn mùa lạnh nữa 
Nàng Bân khóc, đất trời thương lệ ứa 
Cho rét về đáp lại nỗi chờ mong (*)

Mùa xuân năm nay rét muốn thử lòng
Những nàng Bân từ trong Sopping siêu thị
“Em tìm hoài chẳng cái nào vừa ý
Thôi anh hì áo cũ vẫn còn sang”
Mây đầy trời em vốn kiếp đa mang
Anh lơ đễnh như giả vờ đồng ý
Thôi thì cứ mua phần em đến khi nào mệt nghỉ
….
Cảm ơn anh đã cho em một ngày như ý
Cảm ơn đời hoan hỉ cuối trời xa
                              HBT

BÀN CHÂN VÀ ĐÔI GIÀY

Khi sinh ra, nó cũng như tất cả mọi con người khác. Một đứa bé thánh thiện và trần trụi.
Rồi nó tập đứng, ngã lên ngã xuống, ngã rất nhiều nhưng nó vẫn gượng dậy, gồng mình lên và một ngày, nó đã có thể đứng vững. Đứng vững trên đôi chân của chính mình. Lớn thêm một chút, nó chập chững tập đi. Những bước đi đường đời, nhiều sỏi đá và đầy rẫy chông gai.
Đến một ngày, nó nhìn thấy một đôi giày. Một đôi giày thật đẹp, thật xinh xắn và thật ấm áp.
Đồng hành với đôi giày, nó cảm thấy tự tin hẳn lên. Mỗi bước chân dường như trở nên mạnh mẽ,trở nên hiên ngang – những bước chân của sự vững vàng.
Kết quả hình ảnh cho hình ảnh bàn chân và đôi giàyNhưng đến một ngày, nó cảm thấy bàn chân nhói đau. Nó nhìn lại và chợt nhận ra một điều – đôi giày quá chật so với bàn chân của nó.
Nghiến răng, nó cố tiếp bước nhưng càng đi, cảm giác càng nặng nề, đôi bàn chân càng như thắt chặt và đôi bàn chân đau, bàn chân bầm tím. Đến lúc đó nó chợt hiểu rằng, thì ra đôi giày này không phải dành cho nó.
Và lúc đó dẫu thích thú, dẫu quý mến, dẫu thật sự cần thiết… nhưng khi biết nó không dành cho mình, nó vẫn vui vẻ, gượng cười, tháo bỏ đôi giày, để sang một bên và sẵn sàng tiếp bước.
Không còn giày ở bên nữa… bàn chân sẽ phải tự bước đi bằng chính da thịt của mình… dẫu sẽ là “yếu ớt”, dẫu có là mỏng manh, dẫu có đau đớn nhưng nó sẽ vẫn tiếp bước. Bước trên đôi chân trần của chính mình, chẳng phải nó từng bước đi như thế, như lúc mới sinh đó sao? Quan trọng là nó đã tìm thấy và lựa chọn cho mình một lối đi, một con đường phù hợp… Bàn chân nay đã tìm thấy một con đường cho chính mình. Và nó sẽ lại bước tiếp cùng với biết bao bàn chân khác trên con đường của cuộc đời, con đường dài hun hút, con đừƠng đẫy rẫy những chông gai…
Thà chấp nhận đau vì sỏi đá hơn là đau vì sự chịu đựng, vì sự gượng ép… Đau chỉ vì muốn có một đôi giày không vừa vặn và không thực sự dành cho mình.
Có những điều chỉ khi mất đi rồi, người ta mới nhận ra là mình từng có nó và lúc đó, người ta mới biết trân trọng nó.
Cái gì đã vỡ là vỡ… thà nhớ lại khi nó tốt đẹp nhất còn hơn là chắp vá lấy được để rồi suốt đời cứ phải thấy những chỗ vỡ…
Tạm biệt một số thứ… một số thứ từng là của mình nhưng không dành trọn cho mình.
Thôi vậy, hãy cứ để nó trôi theo hướng mà nó cần phải đến…
                     ST

Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016

Chỉ biết lặng thầm trong những tái tê…

“Em đến cổng trường
để nhìn thêm lần nữa
Rồi em phải đi xa…”
Cặp mắt thẩn thờ
Giấu vào im lặng
Sân trường mùa thu
Đầy nắng
Hanh hao buồn
Phơi ký ức dùm em
Kỉ niệm hôm nao
Em giấu bên thềm
Rưng rưng bên chiếc bàn
Trống vắng
Em gửi lại tuổi mộng mơ
Nơi sân trường đầy nắng
 Hoa bằng lăng
Nở tím gọi em về
***
Chỉ biết lặng thầm
Trong những tái tê…

HBT
Kết quả hình ảnh cho hoa bằng lăng


Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM 2016 Môn thi: NGỮ VĂN

SỞ GD & ĐT HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC
(Đề thi có 2 trang)
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM 2016
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian: 180 phút
----------------------------
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Trong những ngôi biệt thự của các gia đình quyền quý, tỉ phú đều có một phòng thư viện gia đình rộng lớn với bao sách quý. Theo bạn, họ giàu, do vậy họ có thể mua được tất cả những gì mình thích, hay họ có những gì của ngày hôm nay là do say mê đọc sách từ rất sớm ?
        Một nhà thông thái nào đó đã từng nói “Mỗi con người là tổng thể của những cuốn sách họ đã đọc”. Tại sao việc đọc sách lại quan trọng đến vậy?
        Trước hết, từ ngữ là tổng thể của các ý nghĩ. Mỗi một từ mới học được tương đương với một sáng kiến. Ai cũng biết, đã là sáng kiến thì vô giá. Với lí do như vậy, nhiều người cho rằng số tiền kiếm được của bạn sẽ tương đương với số từ vựng bạn sở hữu. Đọc sách giúp ta luyện óc tưởng tượng. Nhân loại sẽ không ở vị trí ngày hôm nay nếu không có óc tưởng tượng phong phú !  (…)
        Lí do thứ hai khiến ta nên đọc sách là độc giả có thể trau dồi kiến thức trong vòng vài giờ đồng hồ, trong khi đó để viết ra một cuốn sách, tác giả đã không ngừng học hỏi, nghiên cứu cùng bao người khác, chắt lọc những gì giá trị nhất  trong một thời gian dài. Chúng ta không cần phải vầp ngã trên đường đời để từ đó rút ra những bài học cao quý. Kiến thức về mọi chủ đề đều đã được ghi lại rất cẩn thận ở đâu đó. Công việc duy nhất của độc giả là miệt mài tìm kiếm. Hãy tin rằng, một cuốn sách, nếu đến với bạn đúng lúc, có thể thay đổi cả cuộc đời bạn…
(Theo hoathuytinh.com)
Câu 1. Tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào trong văn bản trên?
Câu 2. Hãy đặt nhan đề cho văn bản.
Câu 3. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng “Chúng ta không cần phải vấp ngã trên đường đời để từ đó rút ra những bài học cao quý” ?
Câu 4. Anh/chị hãy nêu ít nhất 02 tác dụng khác của việc đọc sách (không trùng lặp với quan điểm của tác giả). Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
...Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu
Bài hát đầu xin hát về trường cũ
Một lớp học bâng khuâng màu xanh rủ
Sân trường đêm-Rụng xuống trái bàng đêm.
Nỗi nhớ đầu anh nhớ về em
Nỗi nhớ trong tim em nhớ về với mẹ
Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế
Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi?
"-Có một nàng Bạch Tuyết các bạn ơi
Với lại bảy chú lùn rất quấy"
"- Mười chú chứ, nhìn xem trong lớp ấy"
(Ôi những trận cười trong sáng đó lao xao).
(Trích Chiếc lá đầu tiên - Hoàng Nhuận Cầm, Theo Tình bạn tình yêu thơ, NXB Giáo dục, 1987).
Câu 5. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 6. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.
Câu 7. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bốn dòng thơ sau:
Nỗi nhớ đầu anh nhớ về em
Nỗi nhớ trong tim em nhớ về với mẹ
Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế
Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi?
Câu 8. Đoạn thơ đã gợi cho em những cảm xúc gì khi sắp rời xa mái trường THPT (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng).
II. Phần Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: "Phép lịch sự chính là tấm giấy thông hành cho phép bạn đến mọi vùng đất, mọi văn phòng, mọi ngôi nhà và mọi trái tim trên thế giới".
Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) bày tỏ suy nghĩ về ý kiến trên.
Câu 2 (4,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hai đoạn thơ sau:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi c+hẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
(Tây Tiến - Quang Dũng, Ngữ Văn 12, tập 1, NXBGDVN, 2012)
Có biết bao người con gái con trai
Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
(Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ Văn 12, tập 1, NXBGDVN, 2012)

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn năm 2016 - THPT Đa Phúc

Phần
Câu
Nội dung
Điểm

I

ĐỌC HIỂU
3,0
1
Thao tác lập luận phân tích/thao tác phân tích/lập luận phân tích/phân tích.
0,5
2
Đặt nhan đề:
Đọc sách/ Vai trò của đọc sách/ Tầm quan trọng của đọc sách...
0,25
3
Giải thích vì sao tác giả lại cho rằng “Chúng ta...bài học cao quý
Bởi vì đọc sách sẽ giúp chúng ta có những kiến thức, kinh nghiệm, những bài học quý giá… trong đời sống.
0,25
4
Nêu ít nhất 02 tác dụng của việc đọc sách theo quan điểm riêng của bản thân, không nhắc lại những tác dụng mà tác giả đã nêu trong đoạn trích. (Có thể là: đọc sách giúp tâm hồn ta trở nên phong phú, tăng cường khả năng giao tiếp, rèn luyện năng lực tưởng tượng, liên tưởng, sáng tạo...)
0,5
5
Thể thơ tự do/ tự do.
0,25
6
Hai biện pháp tu từ:
-   Điệp từ (Nỗi nhớ....nhớ),
-   Câu hỏi tu từ (Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi?)
Tác dụng:
-   Nhấn mạnh nỗi nhớ thương tràn ngập, tha thiết...
-   Thể hiện những cảm xúc đẹp của tuổi học trò...
0,5
7
Nội dung chính của đoạn thơ:
Kí ức đẹp/Những kỉ niệm đẹp của tuổi học trò
0,25
8
Ghi lại cảm xúc chân thành, suy nghĩ trong sáng, lời lẽ thuyết phục
0,5

II

LÀM VĂN

1
Viết bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ về vấn đề:
Phép lịch sự chính là tấm giấy thông hành cho phép bạn đến mọi vùng đất, mọi văn phòng, mọi ngôi nhà và mọi trái tim trên thế giới.
3,0
a.    Đảm bảo cấu trúc nghị luận
Có đủ phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề,thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
0,25
b.   Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Phép lịch sự chính là tấm giấy thông hành cho phép bạn đến mọi vùng đất, mọi văn phòng, mọi ngôi nhà và mọi trái tim trên thế giới.
0,25
c.    Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.

-       Giải thích:
+ “Phép lịch sự”: Cách ứng xử, hành vi ứng xử, giao tiếp lễ phép, thanh lịch, có văn hóa ...
+ “tấm giấy thông hành”: giấy đi đường cho phép đến được nhiều nơi.
 ->Ý nghĩa của câu nói: Khẳng định sức mạnh của phép lịch sự bởi nó là giấy thông hành nối kết con người với cuộc sống, với thế giới, và với mọi trái tim.

0,5
-    Bàn luận:
+ Những biểu hiện của phép lịch sự: Luôn mỉm cười; biết nói lời cảm ơn, xin lỗi đúng lúc; biết lắng nghe người khác; tôn trọng những sở thích, cá tính của người khác; tôn trọng những nét văn hóa của các dân tộc khác...
+ Giao tiếp, ứng xử lịch sự giúp ta dễ dàng tiếp cận với những người xung quanh, dù người đó khác biệt về sắc tộc, màu da... làm tăng tính hiệu quả trong giao tiếp.
+ Lịch sự cũng là một trong những biểu hiện của lòng tốt, của văn hóa, nếu ta mở lòng thì thế giới xung quanh ta sẽ rộng mở...khiến nâng cao giá trị của bản thân và làm mối quan hệ giữa người với người, giữa các dân tộc trở nên tốt đẹp.
+ Nếu thiếu phép lịch sự thì con người trở nên lạc lõng, thậm chí là vô cảm, bị đánh giá là thiếu văn hóa... -> Phê phán lối ứng xử thiếu lịch sự đồng thời cũng ca ngợi lối ứng xử lịch sự của một số HS, một số người trong XH.
    (Có dẫn chứng chứng minh cụ thể)
1.25
-    Bài học:
Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân trong giao tiếp, ứng xử.
0,25
d.    Sáng tạo
Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh, yếu tố biểu cảm,...); thể hiện được phát hiện mới mẻ; có cách trình bày vấn đề độc đáo.
0,25
e.       Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo đúng quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
0,25
2
Cảm nhận vẻ đẹp của hai đoạn thơ trong bài Tây Tiến và đoạn trích Đất Nước
4,0
a.     Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận:
Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
0,25
b.   Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Vẻ đẹp của hai đoạn thơ trong baì Tây Tiến và đoạn trích Đất Nước
0,5
c.    Triển khai vấn đề
Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.
-       Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
-       Phân tích vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ
+ Đoạn thơ trong bài Tây Tiến
Thí sinh có thể có những cách trình bày khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được
·                                 Về nội dung: Đoạn thơ đã thể hiện tinh thần yêu nước, anh dũng và sự hi sinh bi tráng của người lính Tây Tiến. Những nấm mồ rải rác thầm lặng, lẻ loi nơi xa xôi, hoang vắng... Tinh thần dũng cảm, sẵn sàng cống hiến tuổi trẻ cho đất nước. Cái chết đơn sơ nhẹ nhàng, thanh thản. Lời ai điếu dữ dội của thiên nhiên tiễn đưa linh hồn tử sĩ.
·                                 Về nghệ thuật: Ngòi bút vừa hiện thực vừa lãng mạn, giọng điệu vừa bi thương vừa hùng tráng, nói giảm nói tránh, thể thơ thất ngôn với ngôn ngữ trang trọng, cổ kính qua hệ thống từ Hán Việt....
+ Đoạn thơ trong đoạn trích Đất Nước
   Thí sinh có thể có những cách trình bày khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được
·                                 Về nội dung: Đoạn thơ là sự khám phá đất nước dưới góc nhìn lịch sử. Trong đó nhà thơ bộc lộ lòng trân trọng ngợi ca, biết ơn với nhân dân - những người anh hùng vô danh đã cống hiến, hi sinh một cách tự nguyện, thầm lặng để làm nên đất nước. Từ đó, khẳng định đất nước của nhân dân.
·                                 Về nghệ thuật: Thể thơ tự do với những câu dài ngắn linh hoạt, ngôn ngữ bình dị...Giọng điệu tâm tình nhẹ nhàng, sâu lắng...
+ Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt để thấy được vẻ đẹp riêng của mỗ đoạn
Thí sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được:
·                                 Sự tương đồng: Hai đoạn thơ cùng ngợi ca tinh thần yêu nước của những người đã ngã xuống trong công cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước. Họ hi sinh một cách tự nguyện, thanh thản, nhẹ nhàng mà thầm lặng. Họ là những người bình thường nhưng công lao lại vô cùng to lớn.
·                                 Sự khác biệt:
/   Đoạn thơ trong bài "Tây Tiến", ra đời vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, khắc họa vẻ đẹp rất hào hùng, bi tráng của người lính Tây Tiến, họ là những con người cụ thể - những chàng trai xuất thân từ Hà Nội, lần đầu lên miền Tây hoang vu, xa xôi để chiến đấu với lí tưởng cao đẹp.
    Giọng điệu vừa bi thương vừa hùng tráng, biện pháp nói giảm. nói tránh, thể thơ thất ngôn với ngôn ngữ trang trọng, cổ kính, thể hiện rõ hồn thơ Quang Dũng tinh tế, hào hoa, đậm chất lãng mạn.
/   Đọan thơ trong đoạn trích "Đất Nước" ra đời trong kháng chiến chống Mĩ, khắc họa hình ảnh tập thể (nhân dân) dưới góc nhìn lịch sử, trân trọng những người bình dị, vô danh nhưng đã làm ra đất nước.
     Thể thơ tự do, bộc lộ rõ phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm: giàu chất suy tư, cảm xúc lắng đọng, thể hiện tâm tư của người trí thức đứng về nhân dân.
+ Lí giải sự khác biệt (Thời đại, xuất thân của tác giả, đặc điểm sáng tác...)
-       Khẳng định lại vấn đề
2,25






d.   Sáng tạo
Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,...) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
0,5
e.    Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo đúng quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
0,5


Lưu ý cách cho điểm:
-       Điểm 4: Đáp ứng tất cả các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả, diễn đạt.
-       Điểm 2.5->3: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả, diễn đạt.
-       Điểm 1.5->2: Đáp ứng được một phần yêu cầu về kiến thức và kĩ năng, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.
-       Điểm 1: Chưa hiểu kĩ đề, mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ.
-       Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn hoặc không làm bài.


TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 2                                      
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài :180 phút
I. Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
              Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4
    Những hiện tượng nảy sinh trong giới trẻ thể hiện qua âm nhạc, thời trang, và lối sống cho thấy một lớp văn hoá mới - văn hoá giới trẻ - đã ra đời, hoàn toàn phù hợp với những biến đổi về cơ cấu kinh tế, xã hội của đất nước trong thời đại mới, đặc biệt là ở những đô thị lớn…Với những đặc điểm của một xã hội mang tính chất hiện đại phản ánh xã hội đô thị Việt Nam đương đại mang lại cho giới trẻ nhiều tự do và chọn lựa hơn…Tuy nhiên, bên cạnh đó, chủ nghĩa hiện đại phản ánh cũng đem đến những lo âu và bấp bênh khi những đổi thay ồ ạt đang diễn ra trên toàn thế giới bao gồm trong nó cả sự mơ hồ do không hề có những chuẩn mực nhất định nào cho những thay đổi này. Đây là những khó khăn mà thế hệ trẻ phải đối mặt trong quá trình xây dựng bản sắc cho riêng mình, những bản sắc đang trong giai đoạn định hình được miêu tả là vụn vặt và rời rạc. Quá trình này đòi hỏi thanh niên phải luôn tỉnh táo, độc lập, làm chủ được những mối quan hệ cũng như tương lai của bản thân. Thực tế cho thấy thanh niên ngày nay phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Những định kiến dựa vào văn hoá truyền thống do vậy sẽ chỉ làm tăng thêm nơi họ sự mơ hồ vốn có. Văn hoá giới trẻ là một thực tế xã hội cần được công nhận. Thanh niên ngày nay rất năng động và luôn nỗ lực hết sức để khẳng định mình. Chúng ta cần khuyến khích điều đó. Cách suy nghĩ cởi mở, khách quan là rất cần thiết trong việc hỗ trợ thế hệ trẻ chọn lựa cho mình một hướng đi đúng đắn.
(Dẫn theo Lê Thu Hường- Lê Duy Thể,  http: // www.vanhoahoc.com.)
Câu 1. Đoạn văn trên đề cập tới vấn đề gì? (0.5 điểm)
Câu 2. Tác giả quan tâm đến những hiện tượng nào nảy sinh trong giới trẻ?  (0,25 điểm)
Câu 3 Tác giả xác định thanh niên cần phải làm gì để xây dựng bản sắc riêng cho mình? (0,25 điểm)
Câu 4. Theo tác giả, xã hội cần làm gì để hỗ trợ giới trẻ lựa chọn con đường đi đúng đắn? Đánh giá về góc nhìn này? (0,5 điểm)
   Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8.
Nấm mồ xanh
như một giọt lệ ngưng
trên hình hài Tổ quốc
chúng tôi đến bên anh như lá xanh non cúi nhìn cội rễ
một màu thạch thảo thanh tao.
Từ nơi nào mẹ đã tiễn anh đi?
mái rạ, bờ đê hàng cây, góc phố…
đê vẫn xanh và bờ cây còn gió…
(Viết bên mộ liệt sĩ vô danh- Tuyết Nga)
Câu 5. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ ? (0,25 điểm )
Câu 6. Xác định biện pháp tu từ có trong đoạn thơ trên? Tác dụng? (0,5 điểm)
Câu 7. Từ đoạn thơ, nghĩ gì khi thấy có những người làm giả hồ sơ thương binh, bệnh binh? (0.25 điểm)
Câu 8. Viết đoạn văn ngắn (6-8 dòng) trình bày cảm xúc của anh (chị)  khi đọc đoạn thơ trên (0.5 điểm)
Phn II. Làm văn (7,0 đim)
Câu 1. (3,0 điểm)
Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm.
                                                                         (Trích Tự sự- Nguyễn Quang Hưng)
    Viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày những suy nghĩ của anh/chị được gợi ra từ hai câu thơ trên.
Câu 2. (4,0 điểm)

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa”…
                                                                        mẹ thường hay kể.
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo  phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó…
(Đất Nước-Trích trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr.118 )
   Bàn về đoạn thơ trên, có ý kiến cho rằng: Trong đoạn thơ Nguyễn Khoa Điềm đã cố gắng thể hiện hình ảnh Đất nước gần gũi, giản dị. Đó là cách để đi vào lòng người, cũng là cách nhà thơ đi con đường riêng của mình không lặp lại người khác.
               Ý kiến của anh (chị). 

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn năm 2016 - THPT Quỳnh Lưu 2

Phn I. Đọc hiu (3,0 đim)
Câu 1. Đoạn văn trên đề cập tới vấn đề: về vấn đề văn hóa của giới trẻ
- Điểm 0,5: Trả lời đúng  ý trên
- Điểm 0,25: Trả lời chung chung hoặc mới chỉ đưa ra vấn đề có liên quan.
- Điểm 0: trả lời sai vấn đề hoặc không trả lời
Câu 2. Tác giả quan tâm đến những hiện tượng nảy sinh trong giới trẻ : âm nhạc, thời trang, lối sống.
- Điểm 0,25: Trả lời đúng theo các ý trên:
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 3. Tác giả xác định thanh niên cần phải tỉnh táo, độc lập, làm chủ được những mối quan hệ cũng như tương lai của bản thân.
- Điểm 0,25: Trả lời đúng theo các ý trên:
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 4. Theo tác giả, xã hội cần: cần khuyến khích, có cách suy nghĩ cởi mở, khách quan để hỗ trợ giới trẻ lựa chọn con đường đi đúng đắn
-  Đánh giá về góc nhìn này: Đây là góc nhìn biện chứng, khoa học, dân chủ, nhân văn.
- Điểm 0,5: Trả lời đúng các ý trên
- Điểm 0,25: Trả lời đúng vấn đề trách nhiệm của xã hội mà đánh giá góc nhìn.  
- Điểm 0: trả lời sai, trả lời chung chung hoặc không trả lời
Câu 5.  Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: phương thức biểu cảm/biểu cảm.
- Điểm 0,25: Trả lời đúng theo 1 trong 2 cách trên
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 6.
- Xác định biện pháp tu từ có trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng
+  Biện pháp ẩn dụ, so sánh:  Nấm mồ xanh như một giọt lệ ngưng trên hình hài Tổ quốc.; chúng tôi đến bên anh như lá xanh non cúi nhìn cội rễ
+ Tác dụng: Khẳng định nỗi xúc động của tác giả khi nghĩ về mất mát đau thương, sự cống hiến, sự hi sinh của các anh- những liệt sĩ sĩ vô danh. Xương máu các anh đã vẽ nên hình hài đất nước. Đồng thời thể hiện tấm lòng biết ơn của thế hệ hôm nay với các liệt sĩ đã ngã xuống vì sự bình yên của Tổ quốc.
- Điểm 0,5: Trả lời đúng các ý trên
- Điểm 0,25: Trả lời đúng vấn đề biện pháp tu từ  mà chưa xác định được ý nghĩa hoặc mới chỉ xác định và nêu tác dụng được một biện pháp.
- Điểm 0: trả lời sai, trả lời chung chung hoặc không trả lời
Câu 7. Từ đoạn thơ, nghĩ gì khi thấy có những người làm giả hồ sơ thương binh, bệnh binh. Suy nghĩ: sự phẫn nộ, day dứt, xót xa... vì đó là hành động vô đạo đức, vi phạm pháp luật.
- Điểm 0, 25: Trả lời đúng các ý trên
- Điểm 0: trả lời sai, trả lời chung chung hoặc không trả lời
Câu 8. Viết đoạn văn ngắn (6-8 dòng) trình bày cảm xúc của anh (chị)  khi đọc đoạn thơ trên.
- Về hình thức: đúng yêu cầu một đoạn văn, đúng dung lượng
- Nội dung: trình bày được cảm xúc: sự xúc động, tự hào, biết ơn...
- Điểm 0,5: Thực hiện đúng yêu cầu trên.  
- Điểm 0,25: Thực hiện đúng yêu cầu về hình thức nhưng chưa trình bày rõ cảm xúc của bản thân hoặc thực hiện chưa chuẩn các yêu cầu về hình thức.
- Điểm 0: Câu trả lời chung chung, không rõ ý hoặc không có câu trả lời.
II. Làm văn (7,0 đim)
Câu 1. (3,0 đim)
* Yêu cu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cu cụ th:
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: thái độ tích cực của con người trước cuộc sống, nhất là khi nó không như ta mong đợi.
- Điểm 0, 25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung.
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động (1,0 điểm):
- Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
+ Giải thích ý kiến để thấy được: Cuộc đời “méo mó: không bằng phẳng, gập ghềnh, ẩn chứa nhiều cái xấu cái ác,  ẩn chứa gian nhiều truân, thử thách, …không như con người mong muốn. Bởi vậy con người cần “tròn tự trong tâm”: cần có cái nhìn lạc quan, tích cực, cần có ý chí nghị lực để vượt qua khó khăn, nghịch cảnh chứ không phải chỉ chê bai, oán trách.
+ Chứng minh tính đúng đắn (hoặc sai lầm; hoặc vừa đúng, vừa sai) của ý kiến bằng việc bày tỏ sự đồng tình (hoặc phản đối; hoặc vừa đồng tình, vừa phản đối) đối với ý kiến. Lập luận phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.
++ Bản chất cuộc đời là không đơn giản, không bao giờ hoàn toàn là những điều tốt đẹp, thậm chí có vô vàn những điều “méo mó”, thử thách bản lĩnh, ý chí của con người. Thái độ “tròn tự trong tâm” là thái độ tích cực, chủ động trước hoàn cảnh.
 ++ Thái độ “tròn tự trong tâm” sẽ giúp ích nhiều cho cá nhân và xã hội . Thái độ, suy nghĩ của bản thân sẽ chi phối hành động, từ đó quyết định công việc ta làm Cùng một hoàn cảnh có người chỉ ngồi than khóc còn người “tròn tự trong tâm” sẽ nỗ lực để đi qua thử thách đó và hướng đến thành công.  Đây là thái độ sống đúng, làm đúng, không gục ngã trước khó khăn, trước phi lý bất công.
++ Nêu và phê phán một số hiện tượng tiêu cực: “ta hay chê”, chỉ biết than thở, không tích cực suy nghĩ và hành động.
+ Bình luận để rút ra bài học cho bản thân và những người xung quanh về vấn đề lựa chọn thái độ sống đúng đắn: đứng trước cái “méo mó” của nhân sinh, cần có cái nhìn lạc quan, hành động quyết đoán, tôi rèn nghị lực để chống chọi với hoàn cảnh, để cải tạo hoàn cảnh…để cuộc sống có ý nghĩa hơn.
- Điểm 0,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (giải thích,chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ.
- Điểm 0,5: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
d) Sáng tạo (0,5 điểm)
- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Câu 2. (4,0 đim)
* Yêu cu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cu cụ th:
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Trong đoạn thơ đầu tác giả Nguyễn Khoa Điềm đã xây dựng một hình ảnh Đất nước gần gũi, giản dị bằng những hình thức nghệ thuật đặc biệt nhất là sử dụng thành công chất liệu văn hóa dân gian.
- Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung.
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luậnđiểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng(2,0 điểm):
- Điểm 2,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
+ Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, trường ca Mặt đường khát vọng và chương Đất nước.
+ Giải thích ý kiến: Ý kiến này khẳng định: nhà thơ đã xây dựng hình ảnh một Đất nước giản dị, quen thuộc với tất cả mọi người chứ không phải là một Đất nước kì vĩ, xa xôi. Nội dung đó được thể hiện qua những hình thức nghệ thuật đặc biệt. Đây chính là nét riêng trong phong cách nghệ thuật của nhà thơ.
+ Phân tích đoạn thơ để làm rõ ý kiến: đoạn thơ thể hiện cảm nhận mới mẻ và độc đáo về đất nước.
++ Tác giả đã cảm nhận đất nước trong chiều sâu văn hóa – lịch sử và trong cuộc sống đời thường của mỗi con người. Nhà thơ không dùng niên đại và sự kiện lịch sử để nói về đất nước, mà dùng giọng điệu quen thuộc của cổ tích bắt đầu bằng ‘‘ngày xửa ngày xưa…’’. - Sự ra đời của Đất nước gắn với sự ra đời của những truyện cổ tích, của phong tục ăn trầu và tập quán búi tóc sau đầu, của lối sống chung thủy tình nghĩa, của truyền thống chống ngoại xâm kiên cường và bền bỉ, của truyền thống lao động cần cù, của cách ăn cách ở trong sinh hoạt…
      Nói cách khác, sự ra đời của Đất nước gắn liền với sự hình thành văn hóa, lối sống, phong tục tập quán của người Việt Nam, gắn với đời sống gia đình. Những gì làm nên Đất nước cũng là những gì làm nên điệu hồn dân tộc, làm nên sự sống của mỗi người. Vì vậy mà Đất nước hiện lên vừa thiêng liêng, tôn kính, lại vừa gần gũi, thân thiết.
++  Cái đặc biệt của Nguyễn Khoa Điềm là đã nói về sự ra đời của Đất Nước bằng một cách nói giản dị đến bất ngờ. Đó là:
+++  Sử dụng nhuần nhuyễn, sáng tạo chất liệu văn hóa dân gian (dùng những hình ảnh gần gũi trong cuộc hằng ngày, những tình cảm gia đình thân thương, những hình ảnh quen thuộc của ca dao, cổ tích, truyền thuyết…). Tác giả chỉ bắt lấy linh hồn của những câu chuyện, những phong tục…để từ đó đem đến cho người đọc những trường liên tưởng sâu xa. Vì vậy mà Đất nước trong mỗi người đẹp một cách riêng đồng thời ĐN hiện lên trong tâm thức người đọc cả một chiều dài văn hóa.
+++ Kết hợp chất chính luận và trữ tình. Giọng thơ trữ tình trầm lắng, cảm xúc dồn nén. Nén trong từng câu chữ là vốn sống, vốn văn hóa, tình yêu Đất nước. Ngôn ngữ dung dị.
+ Bình luận về ý kiến: Đây là một ý kiến chính xác đã khái quát được giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ và thấy được những phát hiện mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về đề tài Đất nước - Đất nước của Nhân dân, của ca dao thần thoại, của đời thường.
    Bởi vậy, mỗi nhà thơ khi sáng tạo cần tạo cho mình một lối đi riêng, đó là con đường duy nhất để khẳng định tên tuối của nhà thơ, sức sống của tác phẩm,
Thí sinh có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phải hợp lí,có sức thuyết phục.
- Điểm 1,5 - 1,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ.
- Điểm 1,0 -1,25 : Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0,5 - 0,75: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
d) Sáng tạo (0,5 điểm)
- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

Đề thi chọn đội tuyển HSG môn Ngữ Văn 9 GD&ĐT Hạ Hòa 2015-2016

Câu 1 (8,0 điểm)
    Chuyện xưa kể lại rằng, một buổi tối, một vị thiền sư già đi dạo trong thiền viện, chợt trông thấy một chiếc ghế dựng sát chân tường nơi góckhuất. Đoán ngay ra đã có chú tiểu nghịch ngợm nào đó làm trái quy định: vượt tường trốn ra ngoài chơi, nhưng vị thiền sư không nói với ai, mà lặng lẽ đi đến, bỏ chiếc ghế ra rồi quỳ xuống đúng chỗ đó.
    Một lúc sau, quả đúng có một chú tiểu trèo tường vào. Đặt chân xuống, chú tiểu kinh ngạc khi phát hiện ra dưới đó không phải là chiếc ghế mà là vai thầy mình, vì quá hoảng sợ nên không nói được gì, đứng im chờ nhận được những lời trách cứ và cả hình phạt nặng nề. Không ngờ vị thiền sư lại chỉ ôn tồn nói: “Đêm khuya sương lạnh, con mau về thay áo đi”. Suốt cuộc đời chú tiểu không bao giờ quên được bài học từ buổi tối hôm đó.
    Cách xử sự của vị thiền sư trong câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì? Hãy trình bày ý kiến của em bằng một bài văn ngắn (khoảng 2 trang giấy thi).
Câu 2 (12,0 điểm):
 "Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ."
                                                                          (Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)
    Em hiểu nhận định trên như thế nào? Hãy phân tích đoạn trích "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long (Ngữ văn 9, tập một) để làm rõ điều mới mẻ trong việc khám phá vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam.
 
--------- Hết ---------
 
HƯỚNG DẪN CHẤM THI
----------------------------------------------
Câu 1 (8,0 điểm):
1. Yêu cầu về kĩ năng:
   Biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội ngắn. Bố cục bài viết rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, không mắc lỗi các loại.
2. Yêu cầu về kiến thức:
a. Giải thích: Cách xử sự của vị thiền sư có 2 chi tiết đáng chú ý:
- Đưa bờ vai của mình làm điểm tựa cho chú tiểu lỗi làm bước xuống.
- Không quở phạt trách mắng mà nói lời yêu thương thể hiện sự quan tâm lo lắng.
-> Qua đó ta thấy vị thiền sư là người có lòng khoan dung, độ lượng với người lầm lỗi. Hành động và lời nói ấy có sức mạnh hơn ngàn lần roi vọt, mắng nhiếc mà cả đời chú tiểu không bao giờ quên.
=>Cách xử sự của vị thiền sư trong câu chuyện cho ta bài học về lòng khoan dung. Sự khoan dung nếu đặt đúng lúc đúng chỗ thì nó có tác dụng to lớn hơn sự trừng phạt, nó tác động rất mạnh đến nhận thức của con người.
b. Khẳng định, bàn bạc, mở rộng vấn đề:
- Khoan dung là tha thứ rộng lượng với người khác nhất là những người gây đau khổ với mình. Đây là thái độ sống đẹp, một phẩm chất đáng quý của con người.
- Vai trò của khoan dung: Tha thứ cho người khác chẳng những giúp người đó sống tốt đẹp hơn mà bản thân chúng ta cũng sống thanh thản... Khoan dung giúp giải thoát những hận thù, tranh chấp cân bằng cuộc sống, sống hòa hợp hơn với mọi người xung quanh.
- Đối lập với khoan dung là đố kị, ghen tỵ, ích kỉ, định kiến.
- Khoan dung không có nghĩa là bao che cho những việc làm sai trái.
(dẫn chứng sinh động, phù hợp để làm sáng tỏ vấn đề).
c. Rút ra bài học:
- Hiểu rõ hơn về ý nghĩa tác dụng của lòng khoan dung.
- Cần phải sống khoan dung nhân ái.
3. Cách cho điểm:
 - Điểm 7- 8: Đáp ứng tốt nội dung trên, có sáng tạo trong cấu trúc bài, lập luận chặt chẽ, lí lẽ thấu đáo, dẫn chứng thuyết phục, có cảm xúc.
 - Điểm 5-6: Đáp ứng khá tốt nội dung trên, có sự hiểu biết và lập luận thuyết phục, lí lẽ đúng đắn, diễn đạt có cảm xúc, có mắc một số lỗi nhưng không đáng kể.
 - Điểm 3-4: Đáp ứng cơ bản yêu cầu trên, có thể thiếu ý hoặc một vài chỗ chưa hoàn thiện, có dẫn chứng song còn sơ sài.
 - Điểm 1- 2: Bài sơ sài, thiếu nhiều ý, lúng túng trong triển khai vấn đề, mắc nhiều lỗi các loại.
 - Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề hoàn toàn.
Câu 2: (12 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận tổng hợp có vận dụng kiến thức lí luận văn học, biết vận dụng tổng hợp các thao tác nghị luận như phân tích, chứng minh…đặc biệt có kĩ năng cảm nhận và phân tích tác phẩm truyện.
- Bố cục bài viết mạch lạc, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, rõ luận điểm.
- Văn viết có hình ảnh, cảm xúc, biết lựa chọn, bình dẫn chứng
II. Yêu cầu về kiến thức: Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
1. Giải thích nhận định.Những vật liệu mượn ở thực tại là hiện thực khách quan về cuộc sống: những con người, số phận, những mảng đời sống gia đình, xã hội được các tác giả dùng làm đề tài trong sáng tác của mình.
Điều mới mẻ: nghệ sĩ không chỉ sao chụp hiện thực đời sống mà qua đó còn muốn gửi gắm những tư tưởng, tình cảm, thái độ, những khát khao, ý tưởng mới mẻ, những điều chiêm nghiệm, suy ngẫm về con người và cuộc sống.
=> Ý kiến nhằm đề cập tới nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ. Tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng phản ánh thực tại, là nơi nhà văn gửi gắm thế giới tình cảm, quan điểm, tư tưởng, ý tưởng mới mẻ của mình. Đó là đặc trưng riêng của tác phẩm văn chương.
2. Phân tích đoạn trích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa để làm rõ điều mới mẻ trong việc khám phá vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam.
a. Khái quát về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm:
b. Điều mới mẻ trong việc khám phá vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam.
* Nhà văn đã phát hiện và ngợi ca lí tưởng sống cao đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tố quốc.
- Anh thanh niên, cô kĩ sư, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét, kĩ sư vườn rau su hào ở Sa Pa... tất cả đều có lý tưởng sống đẹp: Sống phải có ích, sống để cống hiến
- Họ ý thức được vai trò, trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước, với nhân dân và cuộc kháng chiến của dân tộc. có mặt ở những nơi đầy khó khăn, thiếu thốn, gian khổ của đất nước.
 (Dẫn chứng qua suy nghĩ của anh thanh niên về mục đích sống, về niềm hạnh phúc; ) 
* Khẳng định, ngợi ca lòng yêu nghề,  ý thức trách nhiệm cao trong công việc của thế hệ trẻ Việt Nam.- Yêu nghề, tự tìm thấy niềm vui, niềm hạnh phúc trong công việc.
- Có những suy nghĩ đúng đắn và sâu sắc về ý nghĩa của công việc đối với cuộc sống con người.
- Làm việc với ý thức tự giác, chủ động, tinh thần kỉ luật cao, thái độ nghiêm túc, tỉ mỉ, khoa học.
(Dẫn chứng: qua suy nghĩ, công việc và thái độ làm việc của các nhân vật; đặc biệt là nhân vật anh thanh niên)
c. Khám phá, khẳng định và ngợi ca vẻ đẹp bình dị, đáng mến trong đời sống tâm hồn, tình cảm của thế hệ trẻ Việt Nam. - Tâm hồn trong sáng, mơ mộng, lạc quan yêu đời: Gian khó, hiểm nguy không thể cướp đi niềm tin yêu cuộc sống, niềm lạc quan.
- Sống cởi mở, chân thành, tình người thắm thiết.
- Sống khiêm tốn.
3. Tổng hợp đánh giá, rút ra bài học:
- Tác giả đã chọn lựa hình thức nghệ thuật thích hợp nhằm làm toát lên vẻ đẹp mới mẻ của thế hệ trẻ Việt Nam: Cốt truyện, tình huống truyện đơn giản, cách kể chuyện tự nhiên, nhân vật không có tên riêng, không có ngoại hình cụ thể mà chỉ có một tên gọi chung, phiếm chỉ, khiến ý nghĩa câu chuyện mang tính khái quát.
- Khẳng định: Tác phẩm có những khám phá mới mẻ về vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong giai đoạn chống Mỹ. Đó cũng là vẻ đẹp tiêu biểu của con người Việt Nam những năm 70 của thế kỉ XX.
- Bài học về cảm thụ và sáng tác văn chương.
III. Cách cho điểm: :
 - Điểm 11- 12: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, lập luận chặt chẽ, văn viết có sự sáng tạo, có cảm xúc. 
 - Điểm 9-10: Đáp ứng tương đối tốt các yêu cầu, có thể mắc một vài lỗi nhỏ nhưng không đáng kể.
 - Điểm 7-8: Cơ bản đáp ứng các yêu cầu, có thể có một vài chỗ chưa hoàn thiện.
 - Điểm 5-6: Đáp ứng 1/2 yêu cầu, mắc một số lỗi.
 - Điểm 3-4: Bài sơ sài, thiếu ý hoặc còn lúng túng trong triển khai vấn đề, mắc quá nhiều lỗi các loại.
 - Điểm 1-2: Bài viết quá sơ sài, có quá nhiều sai sót, không hiểu rõ và không biết triển khai vấn đề.
 - Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề hoàn toàn.
Lưu ý: Giám khảo linh hoạt vận dụng biểu điểm, có thể thưởng điểm cho những bài viết có sáng tạo.
 
 
----------- Hết -------------